icantech
Phương pháp tư duy
1125
27/09/2023

Tư duy sáng tạo là gì? 6 cách dạy con tư duy sáng tạo cực hiệu quả bố mẹ nhất định phải biết

Trong tương lai, khi các công việc được thay thế bởi máy móc thì giá trị của sự sáng tạo càng được đề cao. Tư duy sáng tạo không phải bẩm sinh mà có mà cần được rèn luyện qua năm tháng, nhất là ở trẻ nhỏ. Việc khuyến khích trẻ khám phá, tự do tìm tòi là cách để bố mẹ dạy con tư duy sáng tạo. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ICANTECH tìm hiểu về tư duy sáng tạo cũng như 5 cách tư duy sáng tạo cực hiệu quả mà bố mẹ có thể áp dụng ngay để dạy con.

1. Tư duy sáng tạo là gì?

Tư duy sáng tạo là việc đưa ra những ý tưởng và cách thức mới để giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Đây là một trong những kĩ năng cực quan trọng mà bố mẹ cần trau dồi cho con trong những năm tháng đầu đời. Việc trang bị kĩ năng mềm này giúp trẻ có cái nhìn tổng quát về một khía cạnh nào đó, từ đó thúc đẩy trí tưởng tượng và sự tập trung để trẻ đưa ra những ý tưởng mang tính đột phá.

tu-duy-sang-tao

2. Tầm quan trọng của tư duy sáng tạo ở trẻ

Sáng tạo là một trong những cách giúp trẻ thể hiện bản thân mình một cách rõ ràng nhất. Sẽ thật tuyệt vời nếu trẻ được nói ra quan điểm của mình một cách rõ ràng, cởi mở. Bên cạnh đó, việc tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng còn giúp trẻ:

2.1. Tăng sự tự tin

Khi trẻ được tư duy, suy nghĩ và ý tưởng trẻ đưa ra được mọi người ủng hộ sẽ giúp trẻ tăng sự tự tin và giúp trẻ nghĩ rằng những ý kiến mình đưa ra được người lớn tôn trọng và đánh giá cao.

tang-su-tu-tin

2.2. Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề

Khi bắt đầu tay vào tìm hiểu về vấn đề, khía cạnh nào đó trong cuộc sống, trẻ cần tư duy, giải quyết các vấn đề mình gặp phải và học được cách đưa ra những giải pháp cho vấn đề đó. 

2.3. Rèn sự tập trung 

Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, trẻ sẽ cần tập trung cao độ vào giải quyết các vấn đề mình gặp phải. Càng tìm hiểu, giải quyết vấn đề thường xuyên thì khả năng tập trung của trẻ sẽ càng lâu hơn. 

Ví dụ: Khi trẻ lắp lego, trẻ cần kiên nhẫn tìm kiếm các mảnh ghép, đọc hướng dẫn một cách tỉ mỉ và tập trung để lắp ráp sản phẩm.

2.4. Phát triển kĩ năng vận động tinh

Kĩ năng vận động tinh được hiểu là trẻ sẽ sử dụng bàn tay, ngón tay để thực hiện một số thao tác khó như tô màu, vẽ tranh, cắt dán thủ công… Như vậy, thông qua các hoạt động này trẻ sẽ phát triển kĩ năng vận động tinh của mình nhanh nhạy hơn. Từ đó áp dụng vào cuộc sống như tập viết, buộc dây giày…

Như vậy, việc sáng tạo ý tưởng giúp trẻ suy nghĩ và phát triển những ý tưởng, giải pháp, quan điểm mới. Từ đó đưa ra những giải pháp, ý tưởng đột phá trong những hoàn cảnh khó khăn.

3. 6 Cách dạy con tư duy sáng tạo bố mẹ nhất định phải “nằm lòng”

Nhiều bậc phụ huynh thường đặt câu hỏi “Làm sao để dạy con tư duy sáng tạo?” hay “Làm gì để trẻ đưa ra ý tưởng sáng tạo?”. Những câu hỏi này đều không có đáp án cụ thể bởi mỗi đứa trẻ có tiềm năng và cơ hội phát triển khác nhau. 

Tuy nhiên, bố mẹ có thể áp dụng 5 cách dạy con tư duy sáng tạo cực hiệu quả dưới đây để giúp trẻ không chỉ sáng tạo ý tưởng mà còn phát triển các kĩ năng mềm thiết yếu như giải quyết vấn đề, ra quyết định và tư duy độc lập.

3.1. Khuyến khích trẻ sáng tạo ý tưởng

Nhà tâm lý học Margarita Tartakovsky cho rằng bố mẹ nên sử dụng thời gian rảnh rỗi để rèn luyện cho con tư duy sáng tạo thông qua việc để con tự do khám phá những thứ xung quanh mình.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể khuyến khích trẻ tô màu, vẽ tranh, xếp lego… để trẻ khơi dậy trí tưởng tượng và bộc lộ sự sáng tạo của mình.

3.2. Cùng nhau đọc sách

Hoạt động đọc sách sẽ giúp trẻ tăng cường trí tưởng tượng và kĩ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Bố mẹ hãy dành thời gian đọc sách cho trẻ mỗi tối trước giờ đi ngủ để giúp con tăng tư duy sáng tạo.

Trong quá trình đọc sách, bố mẹ hãy cùng trẻ đưa ra ý kiến, đúc kết những bài học giá trị. Điều này sẽ giúp trẻ tăng tư duy phản biện hiệu quả.

doc-sach

3.3. Khuyến khích trẻ theo đuổi sở thích

Khi trẻ thích thú với một môn học vào đó, trẻ sẽ tập trung và dồn hết ý tưởng sáng tạo của mình vào đó. Bởi vậy, bố mẹ hãy tạo điều kiện và khuyến khích trẻ theo đuổi sở thích cá nhân của mình.

Ví dụ: Khi trẻ đam mê piano, hãy để cho trẻ có thời gian chơi piano tuỳ thích và đừng quên đưa ra góp ý, những lời nhận xét tích cực dành để trẻ thấy bố mẹ đang ủng hộ mình.

3.4. Tham gia các hoạt động thể chất

Các hoạt động thể chất ngoài chơi cũng là cách dạy con tư duy sáng tạo mà bố mẹ có thể áp dụng. Bố mẹ hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động như đá bóng, nhảy dây, vượt chướng ngại vật…

Những hoạt động này giúp trẻ nâng cao khả năng phản biện, tư duy nhận thức cũng như rèn luyện kĩ năng vận động hiệu quả.

3.5. Thường xuyên đặt câu hỏi cho trẻ

Nhà nghiên cứu Melissa Burkleyln khuyến khích bố mẹ thường xuyên đặt câu hỏi “Tại sao?” để nâng cao ý tưởng sáng tạo cho trẻ. Ví dụ bố mẹ có thể hỏi trẻ những câu hỏi như “Điều gì sẽ xảy ra nếu các con vật có thể nói chuyện được?”, “Làm sao để nhét con voi vào tủ lạnh?”... 

Khi bố mẹ đặt ra những câu hỏi như vậy, trẻ sẽ phán đoán và đưa ra những câu trả lời nằm ngoài dự đoán của bố mẹ.

3.6. Khuyến khích trẻ trải nghiệm những thứ mới mẻ

Nếu trẻ đang thực hiện một dự án nào đó, bố mẹ có thể đưa ra ý kiến, khuyến khích trẻ thử mới ý tưởng mới lạ mà chưa chắc đã thành công. Ví dụ: Thay vì vẽ một bức tranh bằng bút chì sáp thông thường, bố mẹ có thể khuyến khích con vẽ tranh bằng sáp dầu.

Việc khuyến khích trẻ trải nghiệm những thứ mới mẻ cũng có nghĩa là con phải chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, quá trình này sẽ giúp trẻ nhìn nhận và đưa ra những ý tưởng sáng tạo độc đáo mà trẻ không ngờ tới. 

4. Lời Kết

Phát triển tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng những kĩ năng quan trọng mà bố mẹ nên trang bị cho trẻ ngay từ nhỏ. Với 6 cách dạy con tư duy sáng tạo mà ICANTECH chia sẻ trên đây, hi vọng bố mẹ có thể áp dụng để dạy con hiệu quả hơn. Chúc bố mẹ thành công!'

Lập trình cũng là cách giúp trẻ luyện tập tư duy sáng tạo và thiết kế tốt. Nếu bố mẹ đang quan tâm đến học lập trình cho bé thì hãy tham khảo các khóa học lập trình dưới đây nhé.

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Phương pháp tư duy

Bài tương tự