icantech
Phương pháp giáo dục
1005
31/10/2023

Tổng hợp các phương pháp giáo dục trẻ tự kỷ tại nhà

Trẻ tự kỷ có nhiều khó khăn trong học tập và đời sống. Do vậy, cha mẹ cần tìm phương pháp giáo dục phù hợp, đồng hành cùng con để con dễ dàng hòa nhập dễ dàng. Dưới đây là các nguyên tắc dạy trẻ tự kỷ và phương pháp giáo dục trẻ tự kỷ tại nhà mà ICANTECH gợi ý để bạn tham khảo.

1. Tự kỷ là gì?

Tự kỷ hay rối loạn tự kỷ là một kiểu rối loạn hệ thần kinh. Biểu hiện của hiện tượng này là người mắc thường có những khiếm trong giao tiếp xã hội, giao tiếp chậm hoặc tệ hơn là không thể giao tiếp. Trẻ bị rối loạn tự kỷ cũng có những khiếm khuyết về trí tuệ, tiếp thu kém và khó học hỏi.

Các biểu hiện của trẻ tự kỷ bao gồm:

  • Không bao giờ chia sẻ tâm tư, cảm xúc.
  • Không tương tác và giao tiếp xã hội bằng cả ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ cơ thể.
  • Khó khăn và dường như không thể tự tạo dựng hay duy trì mối quan hệ 
  • Hành vi và lời nói thiếu linh động, lặp đi lặp lại (liên tục co các ngón tay, nói đi nói lại một câu/từ trong vô thức).
  • Có những quan tâm bất thường về một vật hoặc một người
tu-ki

Các triệu chứng của tự kỷ bắt đầu xuất hiện từ khi trẻ còn rất nhỏ. Do vậy, bạn có thể giúp trẻ điều trị và đồng hành cùng trẻ với các phương pháp giáo dục phù hợp.

Nguyên nhân của tự kỷ có thể do bẩm sinh, cũng có thể do môi trường sống thiếu tương tác xã hội. Dù là xuất phát từ nguyên nhân gì, trẻ tự kỷ cũng rất cần sự quan tâm, đồng hành và giúp đỡ của cha mẹ, thầy cô, xã hội để có thể phát triển, đặc biệt là trong hành vi và trí tuệ.

2. Các phương pháp giáo dục trẻ tự kỷ

Dưới đây là một số phương pháp giáo dục trẻ tự kỷ mà bạn có thể áp dụng cho trẻ:

2.1. Dạy trẻ học nghe

Việc nhận biết âm thanh tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất khó khăn với trẻ tự kỷ. Trẻ có thể vẫn nghe thấy âm thanh nhưng do không xử lý được thông tin, trẻ không phân biệt được đó là âm thanh gì, có mức độ to - nhỏ như thế nào, có sắc thái cảm xúc ra sao.

dạy-tre-nghe

Để dạy trẻ học nghe, bạn có thể thực hiện một số cách sau:

  • Trong quá trình nói chuyện với trẻ, làm cho trẻ chú ý hơn bằng cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể (nghe = chạm vào tai, nhìn = chạm vào mắt…)
  • Gọi tên trẻ trước khi bắt đầu nói chuyện
  • Trong khi nói chuyện hoặc chơi với trẻ, nên cố gắng chọn không gian yên tĩnh để trẻ không bị sao lãng.
  • Hàng ngày cho trẻ nghe nhạc, dạy trẻ hát hoặc lắc lư theo nhạc
  • Cố gắng dùng các câu hiệu lệnh khi chơi trò chơi (bắt đầu/dừng lại…) và khuyến khích trẻ lặp lại câu nói của bạn

2.2. Dạy trẻ nhìn

Cũng giống như nghe, trẻ tự kỷ thường “nhìn trong vô thức”. Bởi vậy, trẻ rất hay nhìn chằm chằm một vật/một người nào đó trong thời gian dài, trong đó có cả bạn. Bạn cần chấp nhận và không lảng tránh ánh nhìn của trẻ, tận dụng mọi cơ hội để kết nối với trẻ.

day-tre-nhin

Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để dạy trẻ nhìn:

  • Nếu muốn trẻ nhìn mình, hãy đứng trước mặt trẻ (mặt đối mặt) và gọi tên trẻ
  • Dùng hành động để thu hút ánh nhìn của trẻ: chạm vào má, từ từ đưa đầu trẻ về phía bạn; chạm vào lưng, vỗ vào vai, xòe tay và chỉ vào tay… 
  • Cho trẻ chơi các trò chơi về bộ phận cơ thể để nhận biết các bộ phận ngón chân, ngón tay và các bộ phận khác. Tương tự, bạn có thể cho trẻ chơi các đồ chơi về đồ vật khi muốn trẻ nhận biết đồ vật.
  • Cố gắng giao tiếp bằng ánh mắt khi chơi với trẻ

Cách dạy trẻ tự kỷ tập trung cũng bao gồm dạy trẻ nghe và nhìn. Bởi chỉ khi tập trung, trẻ mới có thể hiểu và cảm được những gì mình nghe, nhìn thấy.

2.3. Giúp trẻ tăng tương tác với môi trường ngoài

Để tăng tương tác của trẻ với con người, bạn cần thường xuyên dẫn trẻ ra ngoài. Bạn có thể đưa trẻ đến công viên, khu vui chơi trẻ em… và tạo các tình huống tự nhiên để hướng dẫn trẻ giao tiếp.

Để tăng tương tác của trẻ với đồ vật xung quanh, bạn có thể hỏi trẻ tên các đồ vật/cây cối/con vật nhìn thấy trên đường để trẻ trả lời. Nếu trẻ không trả lời được, bạn hướng dẫn lại để trẻ nhận biết và ghi nhớ. Đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn nên bạn không thể nóng vội với trẻ.

tre-tu-ki

2.4. Tạo ra nhu cầu cho trẻ

Trẻ tự kỷ rất ít khi thể hiện nhu cầu của bản thân. Nhu cầu này chỉ thực sự được thể hiện khi trẻ cần sự giúp đỡ. Bởi vậy, bạn cần tạo các tình huống để trẻ có thể nảy sinh nhu cầu, khuyến khích trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn như:

  • Để các đồ vật trẻ mong muốn có trong tầm nhìn nhưng không thể lấy được. Ví dụ: đặt trên mặt tủ cao, đặt trong hộp trong suốt khóa chặt… Từ đó, trẻ sẽ phải nói ra nhu cầu muốn lấy đồ vật của bản thân.
  • Đưa cho trẻ đồ vật mà trẻ không thích hoặc tạo tình huống lựa chọn: chọn đồ A hoặc chọn đồ B
  • Nếu bạn đang có rất nhiều đồ vật/món ăn muốn đưa cho trẻ, hãy đưa từng đồ/món một để tăng cơ hội giao tiếp của trẻ.

2.5. Khen và thưởng cho trẻ

Với những việc tưởng như bình thường như nghe, nhìn, nói… trẻ tự kỷ phải cực kỳ nỗ lực. Bởi vậy, bất cứ khi nào trẻ có thể nói ra điều mình muốn, trả lời được câu hỏi của bạn hoặc chiến thắng trong một trò chơi, hãy khen trẻ bằng lời nói, hành đồng động và có quà cho trẻ. Như vậy, trẻ sẽ biến mình đang làm đúng và thực hiện chúng nhiều hơn.

khen-thuong

 

3. Lời Kết

Trên đây là những chia sẻ về các phương pháp giáo dục trẻ tự kỷ tại nhà của ICANTECH. Dù là áp dụng phương pháp nào, bạn cũng cần thật sự kiên nhẫn với trẻ, luôn khuyến khích, động viên trẻ thay vì tức giận. 

Bạn cũng có thể phối hợp nhiều phương pháp để tạo ra hiệu quả tối đa. Chúc bạn và trẻ có một hành trình ý nghĩa, tiến bộ từng ngày.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây tại ICANTECH nhé

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Phương pháp giáo dục

Bài tương tự