icantech
Kiến thức công nghệ
1093
24/11/2023

Top 4 phần mềm theo dõi nhiệt độ CPU máy tính hiệu quả!

Test nhiệt độ CPU là điều không phải ai cũng lưu tâm khi sử dụng máy tính. Tuy nhiên đây là việc vô cùng cần thiết, không chỉ giúp các phần mềm trong máy tính hoạt động tốt hơn mà còn kéo dài tuổi thọ cho máy tính. Nếu chưa biết rõ về các phần mềm theo dõi nhiệt độ CPU, bài viết dưới đây chính là dành cho bạn!

1. Vì sao bạn cần kiểm tra nhiệt độ CPU thường xuyên?

CPU (Central Processing Unit) được biết đến là bộ não của máy tính, nơi có ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của mọi phần thuộc hệ thống. Bởi vậy nếu CPU gặp phải các vấn đề về nhiệt độ, lỗi kết nối, lỗi điện áp, BIOS/UEFI cũng như hỏng hóc vật lý, máy tính của bạn không thể đảm bảo hoạt động bình thường, ổn định.

nhiet-do-cpu

Trong đó, kiểm tra nhiệt độ CPU thường xuyên là việc làm vô cùng quan trọng, bởi:

  • Không đảm bảo an toàn hoạt động cho máy tính: Nhiệt độ quá cao có thể làm giảm tuổi thọ của CPU và các thành phần khác trên bo mạch chủ. Nếu nhiệt độ vượt quá mức an toàn, máy tính có thể tự giảm tốc độ hoạt động và dẫn đến giảm hiệu suất.
  • Bảo vệ các linh kiện khác: Check nhiệt độ CPU cũng là cách bạn bảo vệ các linh kiện khác trong máy tính. Thông thường, nhiệt độ CPU cao có thể ảnh hưởng đến các linh kiện trên bo mạch chủ như bộ nhớ RAM, card đồ họa, ổ cứng,...
  • Đảm bảo hiệu suất tối ưu: CPU thường có chức năng tự giảm tốc độ hoạt động khi nhiệt độ vượt ngưỡng an toàn. Kiểm tra nhiệt độ giúp bạn đảm bảo rằng CPU hoạt động ở tốc độ tối ưu và không bị giảm tốc độ đột ngột trong quá trình sử dụng.
  • Kiểm tra hiệu suất của hệ thống tản nhiệt: Thường xuyên test nhiệt độ CPU cũng giúp bạn đánh giá hiệu suất của hệ thống tản nhiệt và quạt làm mát. Nếu nhiệt độ tăng, có thể cần làm sạch quạt hoặc cải thiện hệ thống tản nhiệt để duy trì mức nhiệt độ an toàn.

Tóm lại, kiểm tra nhiệt độ CPU thường xuyên là một phần quan trọng của việc duy trì và bảo dưỡng máy tính để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu suất tốt nhất. Bởi vậy bạn không nên bỏ qua việc xem nhiệt độ CPU cũng như sử dụng các phần mềm hiển thị nhiệt độ CPU dành cho máy tính.

2. Gợi ý 4 phần mềm theo dõi nhiệt độ CPU

Sau đây là 4 phần mềm hiển thị nhiệt độ CPU phổ biến, được nhiều người trên khắp thế giới biết đến, sử dụng. Bạn có thể tham khảo, trải nghiệm để đưa ra phần mềm hiển thị nhiệt độ CPU GPU:

2.1. Phần mềm theo dõi nhiệt độ CPU HWMonitor

HWMonitor được phát triển bởi CPUID - một công ty chuyên sản xuất các phần mềm và công cụ liên quan đến xử lý dữ liệu từ CPU. Ở thời điểm hiện tại, đây là phần mềm test nhiệt độ CPU được đánh giá là toàn diện nhất trên thị trường.

nhiet-do-cpu

Một số đặc điểm chính của phần mềm HWMonitor có thể kể đến như: 

  • Cung cấp thông tin chi tiết về nhiệt độ CPU, điện áp cũng như tốc độ quạt của máy tính.
  • Hỗ trợ nhiều loại cảm biến và các thành phần cứng khác.
  • Giao diện đơn giản và dễ sử dụng, phù hợp với cả những người dùng không có quá nhiều kiến thức chuyên sâu về máy tính.

Ưu điểm lớn nhất của phần mềm theo dõi nhiệt độ CPU HWMonitor chính là độ chính xác cao, có khả năng hỗ trợ đa nền tảng, đồng thời các thông tin hiển thị đều vô cùng chi tiết. Tóm lại sử dụng HWMonitor là cách kiểm tra nhiệt độ CPU đơn giản, phổ biến với đại đa số người dùng.

2.2. Phần mềm theo dõi nhiệt độ CPU Core Temp

Core Temp là phần mềm hiển thị nhiệt độ CPU được phát triển bởi nhà phát triển phần mềm độc lập Arthur Liberman.

nhiet-do-cpu

Core Temp sở hữu nhiều đặc điểm ấn tượng, khiến nó trở thành một trong những lựa chọn cách xem nhiệt độ CPU khá phổ biến trên thế giới. Có thể kể đến một số điểm nổi bật như có khả năng theo dõi nhiệt độ từng lõi CPU và hiển thị tần số xung nhịp và điện áp. Đồng thời Core Temp cũng có giao diện đơn giản, thân thiện và phù hợp với đại đa số người dùng.

Với những người dùng chỉ có nhu cầu xem nhiệt độ CPU cơ bản, Core Temp sẽ là lựa chọn hợp lý, bởi phần mềm này dễ sử dụng, và được phát triển để tập trung vào việc theo dõi nhiệt độ lõi CPU. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Core Temp thiếu một số tính năng phức tạp hơn, không đáp ứng được đa dạng nhu cầu của người dùng.

2.3. Phần mềm theo dõi nhiệt độ CPU SpeedFan

SpeedFan là phần mềm được phát triển bởi Alfredo Milani Comparetti - nhà phát triển phần mềm uy tín và nổi tiếng. Không những vậy, ông cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về cách quản lý nhiệt độ và tốc độ quạt máy tính. Bởi vậy, bạn có thể hoàn toàn an tâm về sự hữu dụng của SpeedFan đối với việc test nhiệt độ CPU máy tính. 

Giống như nhiều phần mềm check nhiệt độ CPU khác, SpeedFan cũng có thể theo dõi nhiệt độ CPU. Không chỉ vậy, phần mềm này có thể quản lý tốc độ quạt, cung cấp thông tin về điện áp và tốc độ quạt của các thành phần khác thuộc máy tính.

Với khả năng hỗ trợ nhiều loại cảm biến và tích hợp quản lý quạt, theo dõi nhiệt độ chi tiết, SpeedFan sẽ bảo vệ CPU, giúp máy tính của bạn hoạt động hiệu quả hơn.

2.4. Phần mềm theo dõi nhiệt độ CPU Open Hardware Monitor

Open Hardware Monitor cũng là một phần mềm hiển thị nhiệt độ CPU mà bạn có thể cân nhắc sử dụng cho máy tính của mình. Đây là phần mềm mã nguồn mở miễn phí có thể giúp bạn giám sát các cảm biến nhiệt độ, tốc độ quạt, điện áp, tải và tốc độ xung nhịp của máy tính.

nhiet-do-cpu

Một số đặc điểm cơ bản của Open Hardware Monitor có thể kể đến như:

  • Có thể theo dõi nhiệt độ, điện áp, và tốc độ quạt.
  • Hỗ trợ nhiều loại cảm biến.
  • Giao diện đồ họa trực quan.

Tuy sở hữu nhiều ưu điểm như mã nguồn mở, hiển thị thông tin chi tiết, giao diện thân thiện nhưng phần mềm theo dõi nhiệt độ CPU này lại không thường xuyên được cập nhật thường xuyên như một số phần mềm khác. Đây là một trong những đặc điểm bạn nên cân nhắc khi lựa chọn phần mềm cho máy tính cá nhân.

3. Lời Kết

Trên đây là tổng hợp những lý do bạn cần test nhiệt độ CPU cũng như gợi ý một số phần mềm hiển thị nhiệt độ CPU phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn đã biết cách xem nhiệt độ CPU cũng như có thể sử dụng máy tính phục vụ nhu cầu riêng hiệu quả và năng suất nhất!

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình online thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây tại ICANTECH nhé

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Kiến thức công nghệ

Bài tương tự