icantech
Phương pháp ghi nhớ
1347
07/12/2023

Kỹ thuật Chunking là gì? Chunking giúp cải thiện trí nhớ như thế nào?

Có rất nhiều cách giúp bạn cải thiện khả năng ghi nhớ, một trong số đó là phương pháp Chunking hay còn được biết đến là kỹ thuật chia nhỏ, chia các dữ liệu lớn thành các phần nhỏ hơn để người học dễ nhớ. Trong bài viết này, hãy cùng ICANTECH tìm hiểu về kỹ thuật Chunking nhé!
 

1. Tổng quan về kỹ thuật Chunking

1.1. Kỹ thuật Chunking là gì?

Theo từ điển Tâm lý học, định nghĩa “chunking” là “quá trình mà tâm trí chia các phần thông tin lớn thành các phần nhỏ hơn (chunks) để lưu giữ trong bộ nhớ ngắn hạn. 

Theo nguyên lý "Miller's Magic Number Seven” của George Miller, trí nhớ ngắn hạn của con người chỉ có thể nhớ ít nhất 5-6 mẩu thông tin và không quá 8-9 thông tin. Thông thường, 7 là số thông tin mà người bình thường có thể tiếp nhận và xử lý. Bởi vậy, khi thuyết trình, trả lời phỏng vấn… khi đưa ra quá nhiều thông tin khác nhau sẽ khiến người nghe bị phân tán bởi lượng thông tin quá nhiều, rời rạc…

Kỹ thuật Chunking còn biết đến là phương pháp ghi nhớ bằng việc chắt lọc các thông tin lớn thành các thông tin nhỏ hơn. Để áp dụng kỹ thuật này trong việc học tập, bạn có chia các khái niệm chính để tạo thành các danh mục nhỏ hơn. Bằng cách áp dụng phương pháp Chunking, bạn có thể tạo ra một hệ thống dễ dàng giúp bạn ghi nhớ nhanh và lâu hơn.

1.2. Ví dụ về kỹ thuật Chunking

Dưới đây là một số ví dụ trong thực tế về kỹ thuật Chunking:

  • Số tài khoản ngân hàng: Số tài khoản ngân hàng thường là một dãy số dài và rất khó để ghi nhớ. Bằng cách áp dụng phương pháp Chunking, bạn chia số tài khoản thành các nhóm nhỏ từ ba đến bốn số để dễ ghi nhớ hơn.
  • Số điện thoại: Số điện thoại bao gồm một bộ số với nhiều chữ số khác nhau. Để ghi nhớ số điện thoại bằng kỹ thuật Chunking, bạn chia nhỏ số điện thoại theo mã vùng (ví dụ: Việt Nam +84), 5 chữ số đầu tiên, 5 chữ số cuối cùng.
  • Từ viết tắt: Từ viết tắt được tạo ra bằng cách lấy chữ cái đầu tiên của một từ hoặc cụm từ. Việc tách các từ ra giúp bạn ghi nhớ một danh sách dài các từ hoặc tên.

2. Lợi ích của phương pháp Chunking 

Kỹ thuật Chunking giúp bạn chia nhỏ các khối thông tin thành các phần nhỏ khác nhau. Thông qua sự lặp lại các phần nhỏ, quá trình chia nhỏ thông tin giúp bạn chuyển thông tin mới từ bộ nhớ làm việc trong vô thức của bạn để làm cho việc nhớ lại những chi tiết này trở nên tự nhiên.

Việc áp dụng phương pháp Chunking cũng giúp bạn:

  • Giảm căng thẳng
  • Tăng sự tự tin
  • Nhớ lại thông tin nhanh hơn
  • Lưu giữ thông tin lâu hơn

3. 5 Cách áp dụng kỹ thuật Chunking để cải thiện trí nhớ

Có rất nhiều cách để áp dụng kỹ thuật Chunking vào cuộc sống. Tuỳ thuộc vào từng mục đích học tập, công việc… mà bạn sẽ áp dụng những phương pháp khác nhau. Dưới đây là 5 cách áp dụng kỹ thuật Chunking vào cuộc sống:

3.1. Ưu tiên những thông tin quan trọng

Một trong những cách áp dụng kỹ thuật Chunking được nhiều người áp dụng là ưu tiên những thông tin quan trọng. Những thông tin quan trọng được mô tả giống kim tự tháp.

Bạn có thể viết những điều mình muốn lần lượt theo cấu tạo như kim tự tháp đảo ngược theo thứ tự trọng giảm dần, với các chi tiết quan trọng nhất trước. Điều này sẽ giúp bạn xác định được thông tin có giá trị nhất để ghi nhớ. 

3.2. Xác định những điểm tương đồng

Trong quá trình tổng hợp thông tin để áp dụng phương pháp Chunking, bạn có thể nhóm các nhóm nội dung có liên quan đến nhau thành một danh mục. Ví dụ bạn đang tìm hiểu về lập trình Python, bạn có thể nhóm các khái niệm về Python vào cùng một mục.

Việc nhóm các dữ liệu này với nhau giúp bạn ghi nhớ một cách dễ dàng hơn.

3.3. Tạo liên kết cho các chuỗi sự kiện

Tạo ra các liên kết cho chuỗi sự kiện, câu chuyện cũng là cách mà áp dụng phương pháp Chunking. Hãy suy nghĩ về những chi tiết quan trọng và liên kết chung thành những trải nghiệm, câu chuyện mà bạn có.

Ví dụ: Thay vì liệt kê thành tích của cá nhân khiến người nghe cảm thấy khó nhớ thì bạn có thể liên kết các thành tích ấy với các mốc sự kiện đáng nhớ. 

3.4. Tạo từ viết tắt

Từ viết tắt là một trong những công cụ tuyệt vời giúp bạn dễ dàng ghi nhớ các thông tin khi không tìm thấy sự tương đồng với nhau. Bạn có thể viết ra chữ cái đầu tiên của mỗi mục trong danh sách và sắp xếp lại các chữ cái này để tạo ra một từ, tên hoặc câu. 

Ví dụ: Khi nhắc đến STEAM người ta thường nghĩ đến phương pháp dạy học kết hợp công nghệ - STEAM là viết tắt của từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), Mathematics (Toán học ứng dụng).

4. Lời Kết

Trong bài viết trên đây, ICANTECH đã cùng bạn tìm hiểu về kỹ thuật Chunking cũng như cách áp dụng phương pháp này để cải thiện trí nhớ. Hi vọng bạn sẽ áp dụng một trong những cách trên để tối ưu cho công việc và học tập. 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây tại ICANTECH nhé

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Phương pháp ghi nhớ

Bài tương tự