icantech
Lập trình chung
1021
15/11/2023

Lập trình game là gì? Lập trình game học ngành nào là hợp lý?

Ngành lập trình game là một trong những ngành hot nhất hiện nay với mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ vẫn chưa hiểu rõ lập trình game là gì và lập trình game học ngành nào là hợp lý. Cùng ICANTECH tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Lập trình game là gì?

Đây là quá trình người làm game biến những ý tưởng về cốt truyện, nhân vật, thử thách… thành một sản phẩm trò chơi hoàn chỉnh thông qua ngôn ngữ lập trình. Tùy vào mục đích, độ phức tạp của game và hiểu biết/thói quen mà người làm game sẽ chọn sử dụng ngôn ngữ lập trình phù hợp. Một số ngôn ngữ lập trình phổ biến trong lập trình game: Python, C++, JAVA… 

2. Lập trình game cần học những gì?

Trước khi đến với câu hỏi “Lập trình game học ngành nào?”, chúng ta cùng tìm hiểu lập trình game cần học những gì. Lập trình game là một công vệ đòi hỏi tổng hợp kiến thức và kỹ năng, trong đó đặc biệt đòi hỏi khả năng tư duy, tưởng tượng và logic trong suy nghĩ, hiểu biết và khả năng vận dụng ngôn ngữ lập trình. Cụ thể, dưới đây là những kiến thức và kỹ năng người lập trình game cần học:

2.1. Học các ngôn ngữ lập trình

Biết cách sử dụng ngôn ngữ lập trình là yêu cầu bắt buộc đối với các lập trình viên. Dưới đây là một số ngôn ngữ lập trình mà người làm game cần nắm được:

  • Ngôn ngữ C++: ngôn ngữ lập trình truyền thống, được sử dụng nhiều. Tuy nhiên cũng là ngôn ngữ lập trình rất khó, đòi hỏi kiến thức chuyên sâu.
  • Ngôn ngữ C#: ngôn ngữ lập trình dễ học, có nhiều tính năng hỗ trợ phát triển game, có cộng đồng sử dụng khá đông.
  • Ngôn ngữ Python: ngôn ngữ lập trình, dễ sử dụng, thường dùng để tạo ra các trò chơi đơn giản hoặc dùng cho trẻ em.
  • Ngôn ngữ JavaScript: ngôn ngữ lập trình thường dùng cho lập trình web nhưng cũng được ứng dụng trong ngành thiết kế game, đặc biệt là game trực tuyến.
  • Ngôn ngữ lập trình Java: gần tương tự như C++, Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được hỗ trợ trên nhiều nền tảng, hỗ trợ đa luồng và có tính bảo mật cao.
  • Ngôn ngữ lập trình Lua: ngôn ngữ lập trình chuyên biệt về thông dịch, được ứng dụng trong lập trình công nghệ và lập trình game. Tuy đơn giản nhưng ngôn ngữ Lua được đánh giá cao về độ mạnh mẽ.

lap-trinh-game-hoc-nganh-nao

Ngôn ngữ lập trình game

Mỗi ngôn ngữ lập trình có đặc điểm và mức độ khó - dễ trong cách sử dụng khác nhau. Do vậy, nó cũng phù hợp với các trò chơi khác nhau. Tùy vào loại game, đối tượng chơi game và mục đích của game mà bạn nên chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp.

2.2. Học cách sử dụng các công cụ/mẫu hỗ trợ lập trình

Việc ngồi viết code từ đầu đến cuối rất mất thời gian và gây nản cho người lập trình. Việc học cách sử dụng các công cụ hỗ trợ/framework có sẵn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót. Tuy nhiên, với những game có ý tưởng độc lạ không có sẵn mẫu, bạn vẫn cần tự viết mã code. 

Dưới đây là một số công cụ hỗ trợ lập trình mà bạn có thể tham khảo:

  • Unity: hỗ trợ phát triển trò chơi trên nhiều nền tảng (laptop/PC/điện thoại Smartphone).

top-8-phan-mem-lap-trinh-game-2D

  • Unreal Engine: Công cụ hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình, được sử dụng rộng rãi trong phát triển game AAA. 

game-Android-don-gian

  • Godot: công cụ hỗ trợ phổ biến đa nền tảng, được sử dụng nhiều trong các trò chơi trực tuyến.

top-8-phan-mem-lap-trinh-game-2D

  • Phaser: Framework phổ biến trong lập trình game

top-8-phan-mem-lap-trinh-game-2D

2.3. Học các kiến thức đồ họa, toán học, công nghệ

Không chỉ cần biết cách sử dụng ngôn ngữ lập trình, việc nắm được kiến thức của các ngành liên quan với một lập trình viên cũng cực kỳ quan trọng. Dưới đây là một số kiến thức bạn cần nắm được:

  • Kiến thức toán học (hàm, biến, phép toán, hình học, xác suất thống kê…)
  • Hiểu về dữ liệu và các thuật toán (đồ thị, cây, mảng, thuật toán tìm kiếm, sắp xếp, quy hoạch…)
  • Kiến thức đồ họa (hình ảnh, bố cục, ánh sáng, kết cấu, animation…), cách tạo hiệu ứng đồ họa.
  • Hiểu về âm thanh, biết cách tích hợp âm thanh và xử lý âm thanh trong game. Âm thanh là một phần vô cùng quan trọng tạo nên sự sống động gay cấn cho game.
  • Hiểu về trí tuệ nhân tạo để tạo lập hướng dẫn thông minh, tạo ra những tương tác cao cho người chơi (VD: chơi cờ cùng máy).

lap-trinh-game-hoc-nganh-nao

Lập trình game cần học nhiều kiến thức và kỹ năng tổng hợp

2.4. Rèn luyện tư duy logic và các kỹ năng bổ trợ khác

Trong quá trình làm game, người làm phải liên kết giữa nhiều yếu tố lại với nhau, tạo lập và sắp xếp chúng một cách vô cùng hợp lý. Bởi vậy, tư duy logic mạch lạc là yếu tố không thể thiếu. Người học cũng cần rèn luyện khả năng tưởng tượng, đọc nhiều sách để mở rộng ý tưởng của bản thân. Đồng thời, bạn cũng cần rèn luyện những kỹ năng như:

  • Kỹ năng phân tích vấn đề, đưa ra giải pháp (lựa chọn đúng nhất)
  • Kỹ năng làm việc theo đội nhóm để cùng nhau tạo ra một game hoàn chỉnh nhất (về cả hình ảnh, âm thanh, tương tác, hiệu ứng…)
  • Kỹ năng quản lý (lập kế hoạch thực hiện dự án game, điều phối và thực hiện dự án theo đúng tiến độ)

Ngoài ra, bạn cũng cần giữ cho mình tâm thế sẵn sàng học hỏi và học hỏi không ngừng. Việc cập nhật kiến thức mới, trau dồi thêm các kỹ năng mới sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng cho game hoặc mở rộng tính năng, nâng cao trải nghiệm người dùng của game.

3. Lập trình game học ngành nào?

Thiết kế game học ngành gì là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Để trở thành một nhà lập trình/thiết kế game, bạn học ngành công nghệ thông tin tại các trường Cao đẳng/đại học có liên quan. Bạn cũng có thể học ngành:

  • Ngành mỹ thuật đa phương tiện 
  • Ngành khoa học máy tính 
  • Ngành kỹ thuật phần mềm
  • Ngành Công nghệ đa phương tiện 
  • Ngành máy tính và khoa học thông tin 

lap-trinh-game-hoc-nganh-nao

4. Lời Kết

Trên đây là những chia sẻ của ICANTECH nhằm giúp bạn trả lời câu hỏi “Lập trình game học ngành nào hợp lý?”. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai. 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình online thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây tại ICANTECH nhé!

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Lập trình chung

Bài tương tự