icantech
Phương pháp tư duy
2819
16/12/2023

Năng lực sáng tạo là gì? Vì sao phát triển năng lực tư duy sáng tạo lại cần thiết?

Sáng tạo liệu có phải chỉ cần trong những lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật? Trên thực tế việc phát triển năng lực tư duy sáng tạo là điều cần thiết với tất cả mọi người và lĩnh vực khác nhau. Nếu bạn đang quan tâm những phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo, hãy cùng ICANTECH trả lời cho câu hỏi “Năng lực sáng tạo là gì?” trong bài viết dưới đây nhé!

1. Năng lực sáng tạo là gì?

Sáng tạo là một trong những năng lực rất quan trọng của của con người. Hoạt động sáng tạo không chỉ cần thiết trong lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế mà còn trong nhiều khía cạnh khác của cuộc sống, kinh doanh, khoa học cũng như xã hội. Sáng tạo liên quan đến khả năng tưởng tượng và áp dụng ý tưởng mới để giải quyết vấn đề, cải thiện hiện thực, hoặc tạo ra một giá trị mới mà trước đó chưa từng tồn tại.

nang-luc-sang-tao-la-gi

Từ hiểu biết về sáng tạo, ta cũng có thể dễ dàng trả lời câu hỏi Năng lực sáng tạo là gì? Đó chính là khả năng tạo ra ý tưởng mới độc đáo, có giá trị như một giải pháp cho các vấn đề hay thách thức đã được đặt ra. Người có năng lực sáng tạo không chỉ là người có óc tưởng tượng phong phú mà còn có khả năng suy nghĩ linh hoạt theo nhiều góc nhìn, biết đánh giá sự vật hiện tượng cũng như đánh giá ý tưởng của mình và người khác.

Thông thường khi nhắc đến sáng tạo, phần lớn mọi người sẽ nghĩ đến lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế, quảng cáo… Tuy nhiên năng lực sáng tạo còn là yếu tố chính trong sự phát triển cá nhân và sự thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Bởi vậy việc rèn luyện, phát triển khả năng tư duy sáng tạo là điều bất cứ ai cũng nên chú trọng!

2. Gợi ý 4 phương pháp phát triển năng lực tư duy sáng tạo

Trên thực tế, năng lực sáng tạo là thứ có thể rèn luyện qua thời gian. Bởi vậy nếu ở thời điểm hiện tại bạn không tự tin vào khả năng sáng tạo của bản thân thì đừng lo lắng - vì chăm chỉ trau dồi theo những cách dưới đây có thể giúp bạn “lên trình” hiệu quả:

2.1. Phát triển năng lực tư duy sáng tạo thông qua khuyến khích tự do tư duy

nang-luc-sang-tao-la-gi

  • Tự do về thời gian: Với phương pháp này, hãy đảm bảo rằng bạn dư dả thời gian hoặc đang luyện tập sáng tạo với một đầu việc không quá gấp. Bởi nó xuất phát từ sự tự do về thời gian, giúp tâm trí giảm áp lực, được thoải mái tư duy theo tốc độ tự nhiên nhất. Bạn cũng có thể xác lập khoảng 30 phút, 60 phút… cố định mỗi ngày chỉ dành riêng cho việc luyện tập tự do tư duy sáng tạo.
  • Tự do về không gian sáng tạo: Hãy thiết kế không gian làm việc mở và tạo được cảm giác thoải mái nhất.

Khi kết hợp sự tự do về thời gian cùng không gian, việc phát triển năng lực tư duy sáng tạo sẽ đến vô cùng tự nhiên, không gò ép. Đây có lẽ chính là phương pháp dễ dàng, thoải mái nhất và phù hợp với tất cả mọi người.

2.2. Thúc đẩy phát triển năng lực tư duy sáng tạo thông qua việc đối mặt với thách thức

Khác với phương pháp đầu tiên, đây lại là cách giúp bạn rèn năng lực sáng tạo thông qua việc làm quen với áp lực và rèn rũa qua thách thức. Tuy rằng cách làm này không tạo được sự thoải mái để bản thân tự do sáng tạo, tuy nhiên nó lại mang đến những lợi ích khác vô cùng quan trọng:

nang-luc-sang-tao-la-gi

  • Càng làm quen với thách thức và áp lực, bạn sẽ ngày một vững vàng, không sợ thử nghiệm ý tưởng mới và chấp nhận khả năng ý tưởng đó có thể là một sai lầm. Tuy nhiên ngay trong trường hợp xấu nhất, hãy tự tin rằng bạn vẫn có thể học học được nhiều điều bổ ích từ những ý tưởng sai lầm đã thử.
  • Khi bạn tăng dần độ khó, tạo thêm càng nhiều thách thức trong quá trình phát triển năng lực tư duy sáng tạo, bạn sẽ ngày càng đẩy nhanh quá trình phân tích dữ liệu, tạo ra ý tưởng. Không những vậy, đây cũng là phương pháp vô cùng hữu hiệu để rèn luyện khả năng phản xạ và kỹ năng giải quyết vấn đề.

2.3. Phát triển năng lực tư duy sáng tạo thông qua giao tiếp xã hội

Với phương pháp số 3 này, thay vì rèn năng lực sáng tạo một mình, bạn sẽ cần đến sự tham gia của một hoặc một vài người khác. Nói cách khác, đây là phương pháp phát triển năng lực tư duy sáng tạo thông qua trao đổi, làm việc nhóm.

nang-luc-sang-tao-la-gi

Khi thực hiện phương pháp này, bạn có thể lưu ý một số điều kiện sau:

  • Cố gắng lựa chọn những cá nhân thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau hoặc những cá nhân có sự am hiểu, nét tính cách,... không tương đồng. Điều này sẽ giúp tạo một môi trường đa dạng, giúp buổi thảo luận đi đến những ý tưởng đa dạng. Với cách làm này, bạn sẽ ngạc nhiên vì vô số ý tưởng thú vị, độc đáo mà có thể bạn không bao giờ nghĩ đến. Đó chính là tác dụng của việc luyện tập với những cá nhân thuộc các lĩnh vực khác nhau!
  • Đi cùng với sự đa dạng, bạn cũng buộc phải chấp nhận rằng sự bất đồng ý kiến là điều gần như chắc chắn sẽ xảy ra. Bởi vậy khi chọn phương pháp này để phát triển năng lực tư duy sáng tạo, bạn cũng như những người khác cần vận dụng kỹ năng giao tiếp, trình bày - đánh giá - phản biện ý tưởng một cách hiệu quả. Ngoài ra, hãy cố gắng tránh sự cãi vã, nóng nảy và mở lòng lắng nghe nhận xét, góp ý của người khác trong quá trình thảo luận.

2.4. Phát triển năng lực tư duy sáng tạo thông qua các hoạt động thực hành

nang-luc-sang-tao-la-gi

Thay vì chỉ đưa ra ý tưởng và tự đáng giá chúng dựa trên kinh nghiệm, khả năng suy luận của bản thân, bạn cũng có thể tiến hành hiện thực hóa ý tưởng ngay lập tức. Với phương pháp này, sau khi đã nghĩ ra một hoặc một vài ý tưởng sáng tạo nào đó, hãy bắt tay ngay vào thử nghiệm hoặc diễn giải ý tưởng đó thành những ý tứ trau chuốt.

Việc bắt tay vào thực hành ngay lập tức là cách rất hay để bạn biết ý tưởng sáng tạo của mình có thực sự hữu dụng hay không. Thông qua đó, bạn cũng được thực hành việc triển khai ý tưởng sáng tạo, giúp kỹ năng toàn diện hơn.

3. Lời Kết

Hy vọng rằng 4 phương pháp phát triển năng lực tư duy sáng tạo kể trên sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình rèn luyện, nâng cao khả năng cá nhân. 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình online thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây tại ICANTECH nhé

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Phương pháp tư duy

Bài tương tự