icantech
Lập trình Web
1313
11/12/2023

Cách phân biệt Sketch, Wireframe, Mockup và Prototype chi tiết nhất

Sketch, wireframe, mockup và prototype đều là những khái niệm có ý nghĩa khác nhau nhưng chúng đều có mối liên hệ với nhau. Quá trình phát triển sản phẩm sẽ bắt đầu từ bước bạn tạo sketch đơn giản, sau đó tạo wireframe, tiếp theo là thiết kế mockup và kết thúc là tạo prototype. Các thuật ngữ này thường được nhiều người sử dụng để thay thế cho nhau, chính điều này đã gây ra những hiểu lầm về thời điểm và cách thức sử dụng. Bài viết ngày hôm nay của ICANTECH sẽ giúp bạn phân biệt sketch, wireframe, mockup và prototype một cách chi tiết nhất.

1. Tìm hiểu các giai đoạn thiết kế

Mỗi chu kỳ phát triển sản phẩm đều có một giai đoạn thiết kế, thể hiện được thương hiệu, hình ảnh của sản phẩm trước khi ra mắt. Tương tự với 1 ứng dụng cũng như vậy, giai đoạn thiết kế sẽ giúp cho bạn biết giao diện ứng dụng của mình sẽ như thế nào sau khi phát triển. Ngoài ra, việc thiết kế cũng giúp cho bạn thấy được hành vi của người dùng khi tương tác trên ứng dụng. 

Quá trình thiết kế được chia ra làm 4 giai đoạn như sau:

  • Vẽ phác thảo đơn giản
  • Tạo wireframe
  • Vẽ mockup
  • Tạo prototyping

2. Tại sao bạn cần xây dựng quy trình thiết kế?

Hãy tưởng tượng bạn đang bắt đầu xây dựng một tòa nhà. Việc đầu tiên bạn cần làm đó là tạo thiết kế cho tòa nhà đó. Bạn cần xác định diện tích xây dựng, kết cấu tòa nhà gồm bao nhiêu tầng, diện tích các phòng, bố trí cầu thang dân dụng, thang thoát hiểm… Từ đó bạn sẽ có được một thiết kế hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu xây dựng. Chỉ khi thiết kế của bạn được duyệt, thì quá trình khởi công xây dựng mới được bắt đầu. Và đương nhiên, toàn bộ quá trình xây dựng sẽ đều bám theo thiết kế đã được duyệt. 

Nếu không có thiết kế, bạn sẽ không thể xác định được các công việc cần làm, không thể tính toán được kinh phí dự trù. Từ đó, dẫn đến rủi ro về mặt nhân sự, vật liệu xây dựng, tiêu tốn nhiều chi phí và thậm chí tòa nhà có thể bị ngừng thi công. 

3. Phân biệt sketch, wireframe, mockup và prototype

Nếu bạn đã từng phác thảo một thiết kế hoặc làm việc theo quy trình phát triển một sản phẩm, bạn chắc hẳn đã nghe thấy các thuật ngữ sketch, wireframe, mockup hoặc prototype. Nghe thì có vẻ chúng khá giống nhau,  nhưng thực chất lại có khác biệt. Phân biệt sketch, wireframe, mockup và prototype để xem chúng khác nhau như thế nào sẽ giúp bạn biết cách sử dụng từng loại theo đúng mục đích mình cần.

Bạn không nhất thiết phải tạo tất cả các bước cho mỗi sản phẩm hoặc tính năng mà bạn đang phát triển. Tùy thuộc vào mức độ yêu cầu và chức năng hiển thị cần thiết, bạn có thể lựa chọn các bước phù hợp. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt sketch, wireframe, mockup và prototype một cách rõ ràng:

phan-biet-sketch-wireframe-mockup-va-prototype

3.1. Sketch

phan-biet-sketch-wireframe-mockup-va-prototype

Sketch (bản phác thảo) là cách thể hiện đơn giản nhất về ý tưởng cho sản phẩm hoặc ứng dụng của bạn. Đây là bản trình bày nhanh, sơ bộ dựa trên ý tưởng và thông tin đầu vào mà bạn nhận được. Một bản phác thảo thường là bản vẽ tự do trên giấy. Sketch giúp bạn tổng hợp ngắn gọn và hình dùng được thông tin đang được truyền đạt đến bạn. Đồng thời, một bản  phác thảo sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về ý tưởng bạn được nghe. 

3.2. Wireframe

Wireframe là một phần quan trọng trong quá trình thiết kế giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX). Đây là một bản vẽ đơn giản, thường là một bản phác thảo tĩnh, không có màu sắc và chỉ gồm các đường nét cơ bản, để mô phỏng cấu trúc và bố cục của một trang web, ứng dụng hoặc sản phẩm số trước khi bắt đầu phát triển chi tiết về hình ảnh, màu sắc, và nội dung. Chúng có độ trung thực thấp và được tạo ra nhanh chóng. Nhà thiết kế có thể được thực hiện bằng cách sử dụng giấy và bút chì, bảng trắng hoặc bằng công cụ quản lý sản phẩm - và không nhất thiết phải do nhà thiết kế UX thực hiện. 

phan-biet-sketch-wireframe-mockup-va-prototype

Wireframe nên được sử dụng khi bạn cần đạt được sự đồng thuận về chức năng cốt lõi dựa trên ý tưởng được đề ra. Wireframe không có các yếu tố hình ảnh như màu sắc và logo, chủ yếu tập trung vào bố cục hoặc cách sắp xếp được đề xuất có giúp ích cho người dùng hay không.

3.3. Mockup

Mockup là “phiên bản nâng cấp” của wireframe. Mockup có thêm các lựa chọn thiết kế như bảng màu, phông chữ, biểu tượng và thành phần điều hướng. Mockup cung cấp nhiều tùy chọn giúp bạn đánh giá được hiệu quả thiết kế từ góc độ của người dùng. Nhà thiết kế sẽ sử dụng phần mềm kỹ thuật số để tạo và trình bày trực quan các phương án của mình để trình bày với người khác.

phan-biet-sketch-wireframe-mockup-va-prototype

3.4. Prototype

Có rất nhiều người vẫn đang nhầm lẫn và không biết prototype và mockup khác nhau như thế nào. Prototype là bước hoàn thiện sau khi mockup, được phát triển khi cần kiểm tra khả năng sử dụng và thao tác của người dùng. Prototype về cơ bản sẽ trông rất giống với mockup, nhưng sẽ thêm các yếu tố tương tác bằng các công cụ UX như InVision và Sketch chứ không phải code. 

phan-biet-sketch-wireframe-mockup-va-prototype

Sau khi được phát triển, prototype là công cụ vô giá trong quá trình thử nghiệm người dùng. Prototype giúp bạn xem được cách người dùng tương tác với sản phẩm hoặc tính năng của ứng dụng. Sau khi các vòng thử nghiệm hoàn tất, prototype sẽ được chuyển cho nhóm phát triển để thực hiện phát triển.

4. Lời Kết

Qua bài viết, ICANTECH đã cùng bạn tìm hiểu và phân biệt sketch, wireframe, mockup và prototype. Tạo sketch là kỹ năng thiết kế cơ bản nhất và ngay cả người không rành về kỹ thuật cũng có thể thực hiện được. Một wireframe hoạt động giống một bản phác thảo ba chiều. Còn mockup cung cấp cho bạn hình ảnh về ý tưởng, từ đó bạn có thể đưa ra các đề xuất cải thiện tốt hơn. Và cuối cùng là prototype - nguyên mẫu gần nhất với sản phẩm cuối cùng. 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình online dưới đây tại ICANTECH nhé

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Lập trình Web

Bài tương tự