icantech
Phương pháp tư duy
1413
08/12/2023

Brainstorming là gì? Tất tần tật về phương pháp Brainstorming hiệu quả nhất định bạn không được bỏ qua

Chắc hẳn bạn từng nghe đến những câu như “Team cần brainstorming để đưa ra các ý tưởng khác” hay “Cần tổ chức brainstorming trước khi triển khai?”. Vậy brainstorming là gì? Cùng ICANTECH tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Brainstorming là gì?

Brainstorming là phương pháp mà các nhóm cùng thảo luận để đưa ra nhiều ý tưởng nhằm giải quyết một vấn đề nào đó. Trong một buổi họp, các nhóm sẽ tiếp cận vấn đề bằng cách đặt ra những câu hỏi: “Chúng ta có thể làm được gì?”, “Phải giải quyết vấn đề này ra sao?”. Từ đó, đưa ra hàng loạt các ý tưởng khác nhau và rút ra những ý tưởng phù hợp cho vấn đề.

 

brainstorming-la-giTại một buổi brainstorm, ai cũng có thể đưa ra quan điểm và ý kiến của mình dù nó có khả thi hay không. Sau khi tổng hợp tất cả ý kiến, mọi người sẽ lựa chọn những ý tưởng phù hợp nhất.

2. Mục đích của phương pháp Brainstorming

Mục đích chính của một buổi brainstorming là đưa ra các ý tưởng và ghi chú lại càng nhiều ý tưởng càng tốt. Thông qua quá trình bàn luận và suy nghĩ, các ý tưởng sáng tạo được đề xuất để giải quyết một vấn đề nào đó.

Nguyên tắc brainstorming là khuyến khích mọi người suy nghĩ tự do hơn và không ngại chia sẻ ý tưởng của mình, các nhóm có thể cùng nhau bàn luận để đưa ra giải pháp tốt nhất có thể cho một vấn đề. 

Brainstorming thường áp dụng cho một nhóm cùng ngồi xuống thảo luận và đưa ra ý tưởng sáng tạo. Tuy nhiên, phương pháp brainstorming cũng có thể áp dụng cho cá nhân muốn tìm giải pháp cho một vấn đề nào đó.

Bạn có thể tự brainstorming bằng cách ngồi xuống và viết ra giấy những các giải pháp để giải quyết vấn đề của mình. Tập trung tâm trí vào một vấn đề giúp bạn đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề hơn. 

3. Lợi ích của phương pháp brainstorming

Dưới đây là một số lợi ích của phương pháp brainstorming:

3.1. Khuyến khích sự sáng tạo

Các buổi brainstorming sẽ giúp mọi người cùng thảo luận và đưa ra những ý tưởng để giải quyết vấn đề. Tất nhiên sẽ có nhiều ý tưởng và quan điểm trái chiều nhau, tuy nhiên điều này không quá quan trọng miễn là mọi người được nói ra quan điểm của mình và kết quả cuối cùng là giải pháp giải quyết cho vấn đề đó.

3.2. Thúc đẩy sự đoàn kết

Động não không chỉ giúp đưa ra các ý tưởng để giải quyết cho vấn đề gặp phải mà còn giúp tăng tính đoàn kết của nhân sự trong nhóm. Từ đó, giúp người lãnh đạo hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của đội nhóm và xây dựng đội nhóm đoàn kết và hiệu quả.

brainstorming-la-gi

3.3. Đưa ra các ý tưởng mang tính đột phá

Việc brainstorming giúp chúng ta không ngừng đặt ra những câu hỏi như “Phải làm gì trong tình huống này?”, buộc mọi người phải đưa ra những ý tưởng và giải pháp cho vấn đề. Mỗi người sẽ có những ý tưởng khác nhau, bởi vậy việc kết hợp các ý tưởng tốt giúp đưa ra các giải pháp toàn diện và mang tính đột phá.

3.4. Thu thập nhiều ý tưởng

Một trong những ưu điểm lớn nhất của phương pháp brainstorming đó là giúp nhóm thu thập nhiều ý tưởng nhất có thể trong một khoảng thời gian ngắn. Các ý tưởng được đưa ra bởi các thành viên khác nhau trong nhóm và được ghi chép lại tỉ mỉ. 

brainstorming-la-gi

4. Top 5 công cụ brainstorming hiệu quả

Dưới đây là 5 công cụ brainstorming hiệu quả mà bạn nên sử dụng:

  • AhaSlides
  • Evernote
  • Bảng khái niệm
  • Miro
  • MindMeister

5. 6 bước brainstorming hiệu quả bạn nhất định không được bỏ qua

Dưới đây là các bước brainstorming hiệu quả:

  • Tạo môi trường
  • Xác định vấn đề
  • Tạo ra các ý tưởng
  • Chia sẻ ý tưởng
  • Thu hẹp danh sách ý tưởng
  • Lập kế hoạch

5.1. Tạo môi trường

Để một buổi brainstorming thành công, hãy giới hạn số người tham gia (tối đa là 10 người) nhằm đảm bảo mọi người đều có cơ hội được nêu ý kiến và đóng góp các ý tưởng của mình. Đây cũng là cách làm brainstorming hiệu quả mà đội nhóm nên áp dụng. Trong suốt buổi brainstorming, bạn nên chỉ định một người để ghi chép lại ý tưởng của các thành viên.

brainstorming-la-gi

Bên cạnh đó, bạn nên chọn địa điểm thông thoáng và trang bị bảng, giấy notes để buổi brainstorming diễn ra hiệu quả.

5.2. Xác định vấn đề

Tiếp theo, bạn cần xác định mục tiêu của buổi brainstorming, thông thường mục tiêu của buổi brainstorming là đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt. Mặc dù không phải ý tưởng nào cũng có thể sử dụng tuy nhiên việc có nhiều ý tưởng sẽ giúp bạn lựa chọn ra giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề.

5.3. Tạo ra các ý tưởng

Để giúp mọi người đưa ra nhiều ý tưởng nhất có thể, bạn có thể gợi ý cho họ các giải pháp và để họ đưa ra càng nhiều ý tưởng khả thi càng tốt. Tại bước này, tính khả thi không đóng vai trò quá quan trọng bởi đây là tiền để để bạn chắt lọc các ý tưởng khả thi hơn.

5.4. Chia sẻ ý tưởng

Khi mọi người lần lượt đưa ra các ý tưởng của mình, nhiệm vụ của bạn là tập hợp nhóm để mọi người cùng chia sẻ và thảo luận về ý tưởng đó. Trong quá trình này, hãy đảm bảo mọi người đều chia sẻ dựa trên quan điểm tôn trọng ý kiến của nhau.

brainstorming-la-gi

5.5. Thu hẹp danh sách ý tưởng

Từ danh sách ý tưởng mà bạn thu thập được ở trên, hãy tiến hành lựa chọn những ý tưởng khả thi nhất bằng cách thu hẹp danh sách xuống còn 2-3 ý tưởng. 

Bạn có thể nhờ mọi người đánh giá và bình chọn cho các ý tưởng tốt. Ý tưởng nào có lượt bình chọn nhiều nhất sẽ đại diện cho ý tưởng tốt nhất của nhóm. Tiếp theo, bạn cần ưu tiên ý tưởng theo tính khả thi hoặc tầm quan trọng của ý tưởng đó.

5.6. Lập kế hoạch

Sau khi kết thúc buổi brainstorming, danh sách của bạn sẽ gồm có 2-3 ý tưởng đã được chọn lọc. Việc tiếp theo bạn cần làm là lên kế hoạch trình bày ý tưởng của mình với sếp trước khi đề xuất bất cứ giải pháp nào. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nghiên cứu để đảm bảo tính khả thi của ý tưởng đó.

6. Lời Kết

Qua bài viết trên, ICANTECH đã cùng bạn tìm hiểu về phương pháp brainstorming cũng như các bước brainstoming hiệu quả. Hi vọng bạn sẽ áp dụng các kiến thức trên để đưa ra những ý tưởng đột phá cho công việc.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình online dưới đây tại ICANTECH nhé

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Phương pháp tư duy

Bài tương tự