Chắc hẳn bạn đã từng vẽ nguệch ngoạc trên một mẩu giấy khi cảm thấy nhàm chán. Việc vẽ nguệch ngoạc tưởng như là một hành động lãng phí thời gian tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy rằng phương pháp này giúp tăng khả năng tập trung hiệu quả và lưu giữ kiến thức lưu hơn. Trong bài viết này, hãy cùng ICANTECH tìm hiểu về phương pháp ghi nhớ Doodle (viết vẽ nguệch ngoạc) trên giấy nhé!
Phương pháp ghi nhớ Doodle (viết vẽ nguệch ngoạc) là một hành động phác thảo không có mục đích, nguệch ngoạc trên tờ giấy mà không có bất cứ ý tưởng hay hình ảnh gì. Một số người có thể thích vẽ các đường hoặc hình dàng, đối với một số người khác họ có thể vẽ chữ cái hoặc số. Tóm lại, bạn có thể vẽ bất cứ điều gì mình muốn mà không tuân theo bất cứ quy tắc nào.
Mục đích của hành động vẽ nguệch ngoạc là giúp tâm trí thư giãn và tăng sự tập trung hiệu quả.
Từ “doodle” (một người đơn giản) được sử dụng lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 17. Tiếp theo vào thế kỷ thứ 18, từ “doodle” được sử dụng như là một động từ có nghĩa là “một kẻ ngốc”. Điều này dẫn đến việc sử dụng từ “doodle” (không làm gì cả) trong thời hiện đại.
Phương pháp học Doodling (vẽ nguệch ngoạc) là một nghệ thuật phân tán sự tập trung rất phổ biến trên thế giới được các đời tổng thống Mỹ, Theodore Roosevelt (vẽ nguệch ngoạc trẻ em và động vật), Ronald Reagan (vẽ cầu thủ bóng đá và cao bồi) hay John F. Kennedy (vẽ những chiếc thuyền buồm).
Thông thường, mọi người thường vẽ nguệch ngoạc (Doodle) khi buồn chán hoặc cần giải tỏa cảm xúc. Tuy nhiên, quá trình vẽ nguệch ngoạc giúp mở ra tiềm thức, cho phép bạn tiếp cận những ý tưởng và khái niệm mới đồng thời giúp não bộ có khoảng “nghỉ ngơi ngắn” để quay lại sự tập trung hiệu quả.
Dưới đây là một số lợi ích của phương pháp ghi nhớ Doodle:
Một trong những ưu điểm của phương pháp ghi nhớ Doodle là hỗ trợ giảm căng thẳng hiệu quả. Quá trình đặt bút lên giấy và viết hỗ trợ bạn thư giãn và giảm bớt các căng thẳng.
Dooling hỗ trợ kích hoạt khả năng của não bộ để tìm kiếm những trải nghiệm nhất định trong quá khứ và chuyển chúng vào hiện tại.
Vào năm 2009, Jackie Andrade (nhà tâm lý học từ Đại học Plymouth) tại Anh đã thực hiện một cuộc thử nghiệm nghe tin nhắn điện thoại dài hai phút 30 giây với 40 người.
Sau cuộc thử nghiệm, họ được yêu nhớ lại bất kỳ thông tin nào từ cuộc hội thoại vừa nghe. Tuy nhiên, nhóm sẽ không được thông báo chính thức về cuộc kiểm tra mà Jackie thực hiện chia mọi người thành hai nhóm và yêu cầu một nhóm vẽ nguệch ngoạc một số hình vuông trên một mảnh giấy.
Kết quả cho thấy rằng, nhóm vẽ nguệch ngoạc có khả năng ghi nhớ thông tin hơn những người không vẽ nguệch ngoạc. Thông qua việc vẽ hình vuông, mọi người tăng sự tập trung và ghi nhớ lại cuộc hội thoại tốt hơn.
Sunni Brown - một tác giả người Mỹ (người được vinh danh là một trong mười người có khả năng sáng tạo cao nhất trên Twitter) đã chứng minh rằng vẽ nguệch ngoạc có thể kích thích một số phần nhất định của não và hỗ trợ xử lý thông tin, cho phép bạn phát triển những ý tưởng mới.
Nhiều người nghĩ rằng vẽ nguệch ngoạc trong thời gian học tập là phản tác dụng. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những sinh viên vẽ nguệch ngoạc trong các bài tập và bài giảng lại nhớ bài lâu và có thành tích học tập tốt hơn.
Phương pháp ghi nhớ Doodle giúp hiểu các ý tưởng phức tạp cũng như tăng sự thích thú với việc học và học tập. Vẽ nguệch ngoạc cũng làm giảm sự căng thẳng và thúc đẩy tư duy sáng tạo.
Có một thành ngữ nổi tiếng, "Bạn có thể bỏ lỡ khu rừng vì cây cối". Vẽ nguệch ngoạc là cách giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về khu rừng.
Điều này có nghĩa là khi bạn gặp vấn đề cần giải quyết hoặc một nhiệm vụ phải hoàn thành, bạn thường chỉ tập trung vào những thứ trước mắt mà quên đi việc suy nghĩ toàn cảnh. Lúc này việc áp dụng phương pháp ghi nhớ Doodle (vẽ nguệch ngoạc) giúp bạn có cái nhìn sâu rộng đồng thời đưa ra các giải pháp sáng tạo hơn cho vấn đề mình gặp phải.
Vẽ nguệch ngoạc Dooling là tự do phác thảo, vẽ bất cứ cái gì mà bạn muốn. Thậm chí bạn có thể tô màu một số vòng lặp để tăng sự tập trung. Hình vẽ nguệch ngoạc có thể không có một hình thù hay sắc thái cụ thể, tuy nhiên bạn đừng quá bận tâm bởi việc áp dụng phương pháp ghi nhớ Doodle chủ yếu để bạn giải phóng cảm xúc và thư giãn.
Dưới đây là gợi ý của ICANTECH về phác thảo theo Doodle:
Trong bài viết trên, ICANTECH đã cùng bạn tìm hiểu về phương pháp ghi nhớ Doodle cũng như những lợi ích mà phương pháp học Doodling đem lại. Hi vọng bạn sẽ áp dụng thành công phương pháp này để giải phóng não bộ cũng như ghi nhớ tốt hơn trong công việc và học tập.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây tại ICANTECH nhé
Nguồn ảnh: ICANTECH.