icantech
Phương pháp ghi nhớ
1767
06/12/2023

Tìm hiểu về phương pháp Mind Mapping - Sử dụng sơ đồ tư duy để ghi nhớ hiệu quả

Mindmap là một trong những phương pháp học được nhiều người áp dụng trong học tập, công việc, cuộc sống. Vậy phương pháp Mind mapping là gì? Trong bài viết này, ICANTECH sẽ làm rõ khái niệm về Mindmap và hướng dẫn cách sử dụng sơ đồ mindmap hiệu quả.

1. Phương pháp Mind mapping là gì?

Phương pháp Mindmap hay Mind mapping là phương pháp sử dụng bản đồ tư duy để ghi nhớ nhiều trường dữ liệu khác nhau. Thay vì phải học thuộc mọi thứ, thì Mindmap sử dụng sơ đồ để ghi nhớ các thông tin một cách hệ thống.

phuong-phap-mind-map

Sử dụng sơ đồ tư duy Mind mapping giúp người dùng ghi nhớ được những thông tin chi tiết, có cái nhìn tổng quan về dữ liệu, và phân tích sơ bộ vấn đề thành dạng lược đồ phân nhánh. Ngoài ra, sơ đồ tư duy Mindmap giúp tăng khả năng ghi nhớ tuyến tính của bộ não bằng cách liên kết các dữ kiện hoặc chia nhỏ thông tin để ghi nhớ dễ dàng hơn. 

Ngoài ra, sơ đồ Mindmap có thể ứng dụng cho bất kỳ công việc hay lĩnh vực nào giúp người dùng lên kế hoạch và hình thành các thói quen tư duy tốt hơn.

2. Ưu điểm của Mindmap

2.1. Cải thiện sự tập trung 

Mindmap giúp người dùng tập trung và ghi nhớ thông tin tốt hơn. Khi sử dụng sơ đồ tư duy Mindmap người dùng cần tách nhỏ và sắp xếp các trường thông tin theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, từ quan trọng đến không quan trọng. Việc làm này giúp bộ não liên kết các dữ liệu với nhau từ đó gia tăng khả năng ghi nhớ thông tin tốt hơn.

phuong-phap-mind-map

2.2.  Tăng khả năng sáng tạo

Sử dụng sơ đồ tư duy Mindmap buộc người dùng phải sử dụng các từ khóa và hình ảnh để liên kết các dữ liệu với nhau từ đó kích thích khả năng sáng tạo và tư duy linh hoạt.

2.3. Cải thiện khả năng ghi nhớ giúp học tập hiệu quả hơn

Sơ đồ tư duy Mindmap có thể giúp người dùng cải thiện khả năng ghi nhớ để học tập hiệu quả hơn. Phương pháp này buộc người dùng tập trung vào những thông tin quan trọng sau đó phân cấp các ý tưởng, dữ liệu một cách khoa học, logic giúp cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn. Trong quá trình sắp xếp thông tin, người dùng sẽ hiểu và ghi nhớ thông tin một cách tự nhiên và logic hơn từ đó cải thiện khả năng học tập của chính mình.

phuong-phap-mind-map

2.4. Cải thiện kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức 

Khi sử dụng sơ đồ Mindmap, người dùng buộc phải đưa ra mục tiêu và các đầu công việc cụ thể, sau đó liên kết và sắp xếp các đầu việc quan trọng và cách thức để hoàn thành các đầu việc đó. Việc làm này giúp người dùng có đánh giá trực quan về công việc hiện tại cũng như tạo ra mối liên hệ giữa công việc và mục tiêu phải đạt được để có thể đưa ra một kế hoạch hoàn chỉnh. 

Ngoài ra, Mindmap còn giúp người dùng phân cấp mức độ quan trọng của các đầu công việc để tạo ra một sách những việc cần làm và phân bổ các mức thời gian phù hợp để thực hiện công việc đó. Việc này giúp người dùng tổ chức công việc hiệu quả hơn và có một lịch trình làm việc cụ thể.

phuong-phap-mind-map

2.5. Cải thiện năng suất làm việc

Phương pháp Mind mapping giúp người dùng dễ dàng ghi nhớ và liên kết dữ liệu. Biểu đồ tư duy Mindmap như một bản tóm tắt về nội dung, báo cáo, kế hoạch giúp người dùng hiểu và đánh giá được mức độ ưu tiên của các đầu việc hoặc chủ đề đang học. Từ đó, người dùng chỉ cần tập trung vào các đầu mục lớn mà không bị phân tán hay rối loạn các thông tin khi học tập hay làm việc. 

3. Các bước vẽ sơ đồ tư duy sáng tạo hiệu quả

  • Bước 1: Xác định chủ đề và mục tiêu cho sơ đồ Mindmap của mình. 

- Chủ đề: Một dự án, ý tưởng, kế hoạch hoặc bất kỳ một vấn đề nào bạn cần phân tích.

- Mục tiêu: Xác định mục tiêu giúp bạn tổ chức và lên kế hoạch của ý tưởng của mình một cách rõ ràng và hiệu quả hơn.

  • Bước 2: Tìm kiếm các từ khóa và hình ảnh đại diện cho chủ đề của bạn.

Các từ khóa và hình ảnh trong Mindmap giúp dễ dàng liên tưởng và thông tin hơn từ đó tăng khả năng ghi nhớ thông tin của người dùng.

  • Bước 3: Phân tích ý tưởng, kế hoạch và liệt kê ra các đầu mục liên quan.

Sơ đồ tư duy Mindmap thường được tạo ra từ một ý tưởng hoặc từ khóa được gọi là “trung tâm” Mindmap. Chúng ta cần liệt kê ra các đầu mục, ý tưởng nhỏ liên quan đến “trung tâm” Mindmap thông qua các nhánh và nút.

  • Bước 4: Sắp xếp, phân cấp các ý tưởng.

Từ danh sách các ý tưởng đã được liệt kê ở bước 3, ta cần sắp xếp, đánh số thứ tự ưu tiên cho các ý tưởng đó. Sau đó  sắp xếp các ý tưởng theo một cấu trúc logic có tính liên kết và phân cấp dữ liệu với nhau.

  • Bước 5: Làm nổi bật các ý tưởng với các màu sắc khác nhau.

Để sơ đồ tư duy Mindmap trở nên sinh động và dễ ghi nhớ, người dùng cần thêm các màu sắc để tạo sự liên kết, mức độ ưu tiên, phân biệt các loại thông tin khác nhau.

4. Lời Kết

Trong bài viết này, ICANTECH đã giới thiệu tổng quan về phương pháp Mind mapping cũng như hướng dẫn chi tiết các bước giúp bạn tạo ra một sơ đồ tư duy Mindmap hoàn chỉnh. Mong rằng những thông tin trên có thể giúp bạn đọc áp dụng trong học tập và công việc. 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây tại ICANTECH nhé

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Phương pháp ghi nhớ

Bài tương tự