icantech
Phương pháp học
1870
10/10/2023

Project based-learning là gì? Tất tần tật về phương pháp Project based-learning

Trong thế kỉ 21, phương pháp Project-based learning đang dần trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi bởi những lợi ích đáng kể mà nó mang lại. Nghiên cứu tại Đại học Stanford và Vanderbilt đã chỉ ra rằng học sinh áp dụng phương pháp học tập Project-based learning có kết quả đầu ra vượt trội hơn các phương pháp dạy học truyền thống - nhất là với những môn học tự nhiên. 
 

1. Tổng quan về Project-Based Learning

1.1. Project-Based Learning là gì?

Project-Based Learning là phương pháp học tập trung vào việc hoàn thành dự án. Với phương pháp này, học sinh sẽ tham gia vào quá tình nghiên cứu, khám phá và giải quyết vấn đề thông qua việc hoàn thành dự án.

Project-based-learning

Việc áp dụng phương pháp Project-Based Learning trong học tập giúp các bạn học sinh:

  • Cởi mở hơn trong việc trao đổi, thảo luận 
  • Khuyến khích học sinh áp dụng các kiến thức và kĩ năng vào việc giải quyết vấn đề
  • Học sinh được tự do sáng tạo và lựa chọn chủ đề theo ý tưởng của mình

1.2. Tầm quan trọng của phương pháp Project-based learning

Trong thế kỉ 21, việc trang bị các kĩ năng mềm như kĩ năng giải quyết vấn đề, tư duy logic… là rất quan trọng. Phương pháp Project-Based Learning được áp dụng rộng rãi mang lại nhiều lợi ích như:

Đối với giáo viên:

  • Giáo viên là người gợi ý đề tài, học sinh tìm ý tưởng và tìm cách giải quyết vấn đề của mình
  • Đánh giá học sinh theo từng giai đoạn từ bước đầu tìm ý tưởng, xác định chủ đề cho đến giai đoạn trình bày/đánh giá dự án cuối khoá

Đối với học sinh:

  • Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề
  • Phát triển kĩ năng làm việc nhóm
  • Phát triển kĩ năng quản lý thời gian, quản lý dự án
  • Kích thích sự sáng tạo 

Phương pháp học tập theo dự án giúp học sinh tự do sáng tạo và lựa chọn chủ đề theo ý của mình, từng bước tìm hiểu nguyên nhân, lý do và các giải pháp để hoàn thành dự án của mình. Thông qua phương pháp này, học sinh được trang bị các kĩ năng mềm cũng như các kĩ năng thực tế để áp dụng vào cuộc sống.

2. Ưu và nhược điểm của phương pháp Project-based learning

Bất cứ phương pháp nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng và phương pháp học tập theo dự án cũng không phải là ngoại lệ. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của phương pháp này:

2.1. Ưu điểm 

  • Học sinh là trung tâm: Với cách học truyền thống (học sinh được giáo viên hướng dẫn nghiên cứu đề tài) với việc áp dụng phương pháp học tập theo dự án giáo viên sẽ chỉ tham gia gợi mở đề tài, học sinh sẽ tự tìm hiểu và đưa ra các phương án để hoàn thành dự án của mình
  • Tăng cường khả năng ghi nhớ: Nghiên cứu “The Quest for Deeper Learning and Engagement in Advanced High School Courses” chỉ ra rằng học sinh áp dụng phương pháp học tập theo dự án có khả năng ghi nhớ kiến thức cao hơn nhiều so với phương pháp học tập truyền thống
  • Phát triển kỹ năng mềm: Việc áp dụng phương pháp học tập theo dự án giúp học sinh phát triển kỹ năng mềm (giao tiếp, giải quyết vấn đề, phản biện, làm việc nhóm) hiệu quả. Bởi trong quá trình thực hành dự án, học sinh cần tìm hiểu, trao đổi, nghiên cứu và tìm hiểu cách thức để hoàn thành dự án
  • Tinh thần trách nhiệm: Trong quá trình hoàn thành dự án, học sinh sẽ ra quyết định và chịu trách nhiệm bảo vệ dự án của mình

2.2. Nhược điểm 

  • Khó đánh giá kết quả: Có nhiều ý kiến cho rằng việc áp dụng phương pháp học tập theo dự án sẽ khiến các thầy cô gặp khó khăn trong việc đánh giá điểm số (kết quả cuối cùng) so với việc áp dụng barem điểm theo phương pháp truyền thống
  • Mất nhiều thời gian hơn: Việc áp dụng phương pháp học tập theo dự án sẽ khiến học sinh mất nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp hơn so với việc được giáo viên hướng dẫn

nhuoc-diem

3. 4 khía cạnh nổi bật của phương pháp Project-Based Learning

Cũng giống như các phương pháp khác, Project-Based Learning bao gồm 4 khía cạnh chính sau đây:

  • Xác định vấn đề 
  • Ý tưởng giải quyết vấn đề
  • Giải pháp giải quyết vấn đề
  • Đánh giá & Trải nghiệm dự án

3.1. Xác định vấn đề

Khi bắt đầu tìm hiểu một dự án, các bạn học sinh cần đặt ra những câu hỏi như “Vấn đề cần giải quyết là?”, “Làm sao để giải quyết vấn đề ấy?”, “Giải pháp cho vấn đề này là gì?”. Việc đặt ra những câu hỏi giúp học sinh xác định vấn đề mà mình đang tìm hiểu và đưa ra những giải pháp thích hợp để giải quyết.

3.2. Ý tưởng giải quyết vấn đề

Sau khi hoàn thành bước xác định vấn đề, học sinh cần suy nghĩ và thảo luận với nhóm của mình các ý tưởng để giải quyết vấn đề. Trong quá trình thảo luận nhóm chắc hẳn sẽ có những tranh luận, ý kiến trái chiều. Tuy vậy, các bạn nên nhìn nhận và tôn trọng ý tưởng của các thành viên trong nhóm để việc thảo luận nhóm diễn ra hiệu quả nhất.

3.3. Giải pháp giải quyết vấn đề

Sau khi đã có ý tưởng giải quyết vấn đề, học sinh hãy biến những ý tưởng đó thành các giải pháp để giải quyết khúc mắc đang gặp phải.

3.4. Trải nghiệm & Đánh giá dự án

Ở bước cuối cùng này, học sinh sẽ cùng thử nghiệm tính ứng dụng của dự án trong thực tế. Việc này sẽ giúp học sinh biết được sản phẩm của mình hoạt động thế nào? Thông qua kết quả thử nghiệm của dự án, học sinh sẽ biết được giải pháp của họ có được áp dụng hiệu quả không? Có hoạt động như kế hoạch họ đặt ra không? 

4. Phương pháp Project-Based Learning được áp dụng thế nào tại ICANTECH

Tại ICANTECH, các khoá học lập trình được xây dựng bằng phương pháp giảng dạy hiện đại, phù hợp với mọi độ tuổi. Đưa học sinh đến với thế giới muôn màu của những câu lệnh, nơi các bạn có thể tạo ra sản phẩm công nghệ của riêng mình.

Phương pháp dạy học thế kỉ 21 Project-Based Learning được ICANTECH áp dụng giúp học viên:

  • Xác định chủ đề và mục đích của dự án: Học viên được tự do sáng tạo và lựa chọn chủ đề theo ý tưởng của riêng mình. Trong quá trình lựa chọn chủ đề, học viên sẽ trao đổi với giáo viên về ý tưởng của mình.
  • Xây dựng dự án: Sau khi lựa chọn chủ đề, học viên sẽ bắt đầu xây dựng thực hành làm dự án lập trình hoàn chỉnh dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
  • Thực hiện dự án: Trong quá trình thực hiện, học viên sẽ lần lượt đặt ra những câu hỏi, các vấn đề cần giải quyết và tiến tới tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những giải pháp phù hợp. Điều này giúp học viên phát triển các kỹ năng tư duy logic, giải quyết vấn đề hiệu quả.
  • Trình bày & đánh giá: Sau khi hoàn thành dự án lập trình, học viên sẽ trình bày dự án của mình với thầy cô, bạn sẽ chia sẻ quá trình hình thành dự án, những khó khăn cũng như cách giải quyết vấn đề trong quá trình hoàn thiện dự án lập trình của mình.

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Phương pháp học

Bài tương tự