icantech
Lập trình chung
1386
02/10/2023

React Native là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết về react native

React Native là gì? Thuật ngữ này chắc chắn đã quá quen thuộc với các lập trình viên ứng dụng trên thiết bị di động. React Native là một framework được tạo ra bởi Facebook, đây là một framework mã nguồn mở, cho phép lập trình viên xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động với hệ điều hành Android hoặc iOS, mà chỉ cần sử dụng Javascript và thư viện React.

1. Tổng quan về React Native

React Native đang ngày càng phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và phát triển ứng dụng di động nói riêng. Có rất nhiều ứng dụng được lập trình viên viết ra mà sử dụng React Native, phổ biến nhất phải kể đến là Facebook, Instagram, Skype,…

1.1. React Native là gì?

React Native là một mã nguồn mở được tạo ra bởi Facebook, ra mắt phiên bản đầu tiên vào năm 2015 và dường như ngay lập tức nó thể hiện sự hiệu quả vượt trội của mình. Các lập trình viên sử dụng React Native để xây dựng và phát triển ứng dụng trên 2 nền tảng di động là iOS và Android. 

Sự ra đời của React Native giúp lập trình viên tiết kiệm được thời gian, công sức so với trước đó khi lập trình viên phải áp dụng nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau để phát triển ứng dụng. Thêm vào đó, lập trình viên cũng có nhiều không gian hơn để sáng tạo ra những ứng dụng đa dạng.

1.2. React Native hoạt động như thế nào?

Hoạt động của React Native dựa trên 3 thread là:

  • UI Thread (luồng giao diện người sử dụng): Đây là chuỗi ứng dụng chính, chuỗi này được quyền truy cập vào giao diện của người sử dụng ứng dụng
  • Shadow Thread: Dùng để tính toán bố cục của ứng dụng, thread này sử dụng thư viện ReactJS.
  • JavaScript Thread (chuỗi JavaScript): Đây là chuỗi thực thi và có chứa các mã React.
hoat-dong-của-react-native

Cách thức vận hành của React Native như sau: Tích hợp JS Thread và Main Thread cho ứng dụng. Trong đó:

  • Main Thread: Có nhiệm vụ cập nhật giao diện người dùng (UI), kèm theo đó là xử lý tương tác của người dùng
  • JS Thread: Thực thi và xử lý mã lệnh JavaScript

Lập trình viên sẽ cần sử dụng cầu nối (Bridge) để giúp Main Thread và JS Thread tương tác được với nhau, lý do là vì 2 thread này hoạt động độc lập. Bridge giúp cho việc chuyển đổi dữ liệu giữa thread này và thread kia thuận tiện hơn. Đồng thời, cầu nối cũng giúp cho các thread giao tiếp mà không bị phụ thuộc vào thread khác. 

2. Ưu điểm, nhược điểm của React Native

React Native cũng giống như framework khác, nó cũng có ưu điểm, nhược điểm riêng. Phần sau đây, chúng ta hãy cùng phân tích chi tiết về ưu - nhược điểm của React Native.

2.1. Ưu điểm 

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng điểm qua những ưu điểm nổi bật mà React Native mang lại:

  • Tái sử dụng code trên cả 2 nền tảng iOS và Android: lập trình viên sẽ không cần phải tạo ra các đoạn code khác nhau để sử dụng cho 2 nền tảng. Với React Native, có khoảng 90% code có thể sử dụng được cho cả iOS và Android. Việc tái sử dụng code sẽ giúp lập trình viên tiết kiệm thời gian xây dựng ứng dụng, từ đó nâng cao hiệu quả công việc
  • Live reload: là một tính năng đặc trưng của React Native cho phép lập trình viên theo dõi các thay đổi tức thì. Ngay khi ứng dụng đang được tải, bạn vẫn có thể thực hiện các bản sửa lỗi. Tính năng live reload sẽ refresh ứng dụng tự động để bạn có thể xem ngay những thay đổi của code
  • Hoạt động ổn định và luôn được tối ưu: React Native được đánh giá cao về khả năng hoạt động ổn định, đơn giản hóa quá trình xử lý dữ liệu
  • Cộng đồng lớn: được xây dựng và phát triển bởi Facebook, một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới. React Native luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều chuyên gia, kỹ sư lập trình và cả những người đam mê công nghệ. Bạn sẽ dễ dàng có thể tìm kiếm thông tin, tìm kiếm sự giúp đỡ và học hỏi từ cộng đồng lớn này
  • React Native là mã nguồn mở, do đó tất cả mọi người không chỉ là các chuyên gia, lập trình viên hay người bình thường đều có thể đóng góp ý kiến của mình để ngôn ngữ này phát triển hơn nữa

2.2. Nhược điểm của ngôn ngữ lập trình React Native

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, React Native vẫn còn tồn tại những nhược điểm cần phải cải thiện hơn trong tương lai:

  • Sử dụng React Native cho hiệu quả làm việc không cao khi xây dựng các ứng dụng với giao diện phức tạp
  • Nó vẫn còn thiếu một số các modules tùy chỉnh
  • Không áp dụng được để xây dựng hoặc viết các ứng dụng game yêu cầu đồ họa cao cấp hoặc có cách chơi phức tạp

3. Vì sao nên học React Native?

React Native là một framework không quá khó học với cả những người mới bắt đầu. Đặc biệt là khi bạn đã có kiến thức về JavaScript, bạn sẽ tiếp cận với React Native cực dễ dàng và không gặp bất cứ trở ngại đáng kể nào.

Việc sử dụng React Native sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Những thay đổi code, code vá lỗi của bạn sẽ được cập nhật tự động mà không cần bạn phải recompile. 

Khi học React Native, bạn sẽ thấy cơ hội nghề nghiệp mở rộng hơn, con đường chinh phục lĩnh vực lập trình di động của bạn sẽ gần hơn. Do cộng đồng người dùng React Native rất lớn, bạn có rất nhiều cơ hội để trau dồi, học hỏi thêm kiến thức từ người khác để phát triển kỹ năng lập trình của mình.

4. Lời Kết

Đến đây thì chắc các bạn đã hiểu cơ bản về React Native là gì? ưu, nhược điểm của React Native cũng như lý do vì sao nên học React Native. Hi vọng rằng những thông tin được chia sẻ bởi ICANTECH - Nền tảng học lập trình trực tuyến trong bài viết thật sự có ích đối với bạn và giúp bạn có được sự lựa chọn học tập phù hợp.

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Lập trình chung

Bài tương tự