API được biết đến là phương tiện sử dụng các giao thức, câu lệnh khác nhau để kết nối 2 hệ thống với nhau. Vậy API là gì? Có những loại API nào? Bài viết này sẽ trả lời những thắc mắc về API cho những người mới bắt đầu.
API là giao thức giúp 2 hệ thống phần mềm tương tác với nhau thông qua một loạt những khái niệm.
Ví dụ: Phần mềm của tổng cục thời tiết cung cấp thông tin dự báo thời tiết mỗi ngày. Ứng dụng (App) thời tiết trên điện thoại di động của bạn sẽ lấy dữ liệu từ phần mềm của tổng cục thời tiết bằng API và cung cấp tin tức chính xác dự báo về nhiệt độ, hiện tượng thời tiết mỗi ngày tới điện thoại di động của bạn.
Soap API (Simple Object Access Protocol API) là API hỗ trợ Khả năng truy vấn đối tượng đơn giản giữa máy chủ (server) và máy khách (client) chia sẻ thông tin tệp qua XML.
RPC API (Remote Procedure Call API) là API thực thi hàm lệnh từ xa. Máy khách (client) thực hiện một hàm (hoặc lệnh) trên máy chủ và máy chủ gửi phản hồi đến các máy khách (client).
REST API (Representational State Transfer API) là dạng API thông dụng và phổ biến nhất trên web ngày nay. Máy khách (client) gửi yêu cầu đến máy chủ (server) dưới dạng dữ liệu. Máy chủ (server) dùng dữ liệu nhập bởi máy khách (client) này để tạo ra hàm mới và gửi các dữ liệu mới tới máy khách (client).
Websocket API là một phiên bản của API web hiện đại hơn dùng các hàm JSON trong truyền dữ liệu. WebSocket API cung cấp sự kết nối hai chiều giữa phần mềm máy khách (client) và máy chủ (server). Máy chủ (server) sẽ gửi yêu cầu gọi lại tới những máy khách (client) được liên kết, việc này làm cho API này hữu ích và hiệu quả hơn API REST.
Những thành phần, phần mềm sẽ được đồng bộ hoá dữ liệu giữa ứng dụng và máy chủ (server) khi tích hợp API.
Ví dụ nếu bạn dùng iphone, ảnh của bạn sẽ được tự động đồng bộ hóa với dữ liệu đám mây trong hoặc trong một trường hợp khác, máy tính xách tay của bạn tự động đồng bộ hoá ngày giờ khi chúng ta ở một quốc gia có múi giờ khác. Đa số các doanh nghiệp có thể sử dụng API để thực hiện nhiều tác vụ của hệ thống (server) hiệu quả hơn.
API được phân chia theo loại kiến trúc cùng với loại phạm vi sử dụng. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu phạm vi sử dụng của từng loại API.
Đây là các API nội bộ của một doanh nghiệp. Chúng được sử dụng nhằm kết nối toàn bộ hệ thống cũng như mọi dữ liệu trong doanh nghiệp đó đang có.
Những API này dành cho cộng đồng và không được sử dụng riêng bởi bất cứ ai, bất kì cá nhân hay tổ chức. Những loại API này không yêu cầu bất kỳ giấy phép và người dùng không cần trả phí khi sử dụng.
Những API này sẽ dành cho những nhà phát triển hoặc những nhà điều hành bên ngoài được uỷ quyền nhằm phát triển các mối quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp.
Những API có thể kết hợp giữa hai API khác nhau trở lên nhằm đáp ứng các nhu cầu hoặc các hành động phức tạp của hệ thống.
Điểm cuối của API là điểm tiếp xúc cuối cùng bên trong hệ thống giao tiếp của API. Những điểm cuối này bao gồm các URL máy chủ (server), dịch vụ (service) và các địa chỉ số quan trọng khác, tại đây thông tin được truyền đi và nhận thông qua các hệ thống. Điểm cuối API đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp bởi 2 lý do chính:
Điểm cuối API rất dễ làm cho hệ thống bị hack. Việc giám sát và đảm bảo độ bảo mật cho API nhằm ngăn chặn việc hệ thống bị hack là vô cùng quan trọng.
Điểm cuối của API có lưu lượng truy cập cao, có thể gây ra hiện tượng tắc nghẽn cục bộ và tác động lên hiệu suất hệ thống.
Dưới đây là 5 bước cần làm để tạo ra API:
6.1. Lập kế hoạch về API
Lập kế hoạch về thông số chi tiết kỹ thuật của API, ví dụ như sử dụng OpenAPI để cung cấp bản phác thảo về API của bạn. Bạn nên dự tính trước những trường hợp sử dụng khác nhau và chắc chắn rằng API đáp ứng những yêu cầu thiết kế API hiện tại.
Mặc dù không cần giải thích nhiều về API, tài liệu về API có vai trò là chỉ dẫn nhằm nâng cao tính khả dụng. Các API được xây dựng tài liệu hoàn chỉnh, với những chức năng và trường hợp để dễ dàng hơn trong thiết kế hướng đến khách hàng.
Lập trình viên có thể sử dụng các API nguyên mẫu để tùy biến thành API có thông số kỹ thuật theo yêu cầu của dự án.
Kiểm thử API tương tự với kiểm thử phần mềm để nhằm phát hiện lỗ hổng và khiếm khuyết.
Tương tự với sàn mua sắm thương mại điện tử Amazon, nhà phát triển có thể mua bán các API khác trên thị trường mua bán API.
Các chiến lược kiểm thử API tương tự với các chiến lược kiểm thử ứng dụng khác. Trọng tâm chủ yếu là xác minh phản hồi của server. Các bước kiểm thử API bao gồm:
Tóm lại, API là trung gian gắn 2 hệ thống với nhau với nhiều tính năng ưu việt. Bạn nên xây dựng giải pháp để tự động tạo các API đảm bảo an toàn và bảo mật cho hệ thống. Hy vọng ICANTECH - nền tảng học lập trình online đã giúp bạn hiểu thêm về API
Nguồn ảnh: ICANTECH.