icantech
Phương pháp làm việc nhóm
11621
30/08/2023

Tìm hiểu chi tiết về rubric đánh giá làm việc nhóm

Rubric đánh giá làm việc nhóm là gì? Cùng ICANTECH tìm hiểu và xem ví dụ về Rubric đánh giá làm việc nhóm cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!

1. Rubric đánh giá làm việc nhóm là gì?

Rubric đánh giá làm việc nhóm là hệ thống gồm các tiêu chí chi tiết được sử dụng để đánh giá hiệu suất và sự hợp tác của các thành viên trong một nhóm làm việc. Rubric đánh giá làm việc nhóm sẽ giúp xác định rõ được mức độ hoàn thành của từng thành viên trong nhóm từ đó có kết quả nhận xét chi tiết cho từng người.

Trong đó, Rubic là hệ thống hướng dẫn chi tiết và cụ thể được dùng để đánh giá chất lượng hoặc hiệu suất của một loại công việc nào đó dựa trên các tiêu chí đã được xác định từ trước.

Rubric cung cấp một hệ thống đo lường chuẩn, giúp việc đánh giá được minh bạch và khách quan từ đó đưa ra được những nhận xét chính xác và công bằng.

Có rất nhiều loại Rubric khác nhau, với mỗi Rubric sẽ bao gồm 1 tập hợp những tiêu chí được sắp xếp phù hợp thường sẽ được đánh số và gán tên cụ thể.

Rubric được sử dụng rộng rãi hiện nay ở trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục (đánh giá bài kiểm tra, dự án học sinh), môi trường làm việc (Rubric đánh giá làm việc nhóm, đánh giá hiệu suất),..và nhiều ngữ cảnh khác nhau.

2. Tại sao sử dụng Rubric đánh giá làm việc nhóm?

Rubric đánh giá làm việc nhóm là một công cụ hữu hiệu cho việc quản lý, đánh giá và tăng hiệu suất của cả nhóm, mang lại những giá trị và lợi ích vô cùng quan trọng cho quá trình làm việc nhóm.

Rubric đánh giá làm việc nhóm giúp đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng thành viên, từ đó các thành viên biết được mình đang làm việc nhóm như thế nào, tạo ra sự minh bạch và công bằng cho mọi người.

Từ kết quả trên Rubric sẽ giúp các thành viên nhóm hiểu được mục tiêu làm việc, tự điều chỉnh và cố gắng hoàn thành công việc dựa vào những tiêu chí đã xác định.

Rubric đánh giá làm việc nhóm giúp xác định mức độ thành viên hoàn thành, từ đó họ sẽ hiểu được điểm mạnh và điểm yếu.

Nhìn vào Rubric người quản lý so sánh được hiệu suất của các nhóm dễ dàng, hỗ trợ cho việc đánh giá và có những điều chỉnh phù hợp cho nhóm.

Rubric được sử dụng cho làm việc nhóm sẽ tạo nên một quy trình đánh giá khoa học và chuyên nghiệp, tăng độ chính xác và độ tin cậy của cả quá trình.

tai-sao-su-dung-rubric-danh-gia-lam-viec-nhom

3. Ví dụ về Rubric đánh giá làm việc nhóm

Sau đây là một ví dụ về Rubric đánh giá làm việc nhóm được dựa trên 5 tiêu chí: 

Tiêu chí 1: Hợp tác và giao tiếp (20 điểm)

  • 5 điểm: Thành viên luôn lắng nghe, tương tác, chia sẻ ý kiến đúng và chất lượng
  • 4 điểm: Thành viên tham gia giao tiếp và chia sẻ thông tin nhưng tương tác chưa tích cực
  • 3 điểm: Thành viên tham gia giao tiếp và chia sẻ nhưng ý chưa rõ ràng
  • 2 điểm: Thành viên có tham gia giao tiếp nhưng không chia sẻ và tương tác trong nhóm nhiều
  • 1 điểm: Hầu như thành viên không tham gia giao tiếp và chia sẻ

Tiêu chí 2: Phân công và đóng góp (25đ)

  • 5 điểm: Thành viên nhận nhiệm vụ, đóng góp ý tưởng sáng tạo và thực hiện hiệu quả
  • 4 điểm: Thành viên thực hiện nhiệm vụ được giao tốt, nhưng ý tưởng chưa sáng tạo
  • 3 điểm: Thành viên đóng góp vào nhiệm vụ nhưng vẫn cần hỗ trợ mới hoàn thành được nhiệm vụ
  • 2 điểm: Thành viên chỉ làm theo chỉ dẫn, hoàn thành công việc được giao nhưng không thể hiện đóng góp đáng kể.
  • 1 điểm: Đóng góp hạn chế và không có khả năng thực hiện được nhiệm vụ được phân công.

Tiêu chí 3: Tự quản lý thời gian (15đ)

  • 5 điểm: Thành viên luôn tuân thủ đúng thời gian, phân bổ thời gian hoàn thành nhiệm vụ hợp lý.
  • 4 điểm: Thành viên quản lý thời gian tạm ổn, vẫn cần kiểm soát để tuân thủ thời gian đúng hơn
  • 3 điểm: Thành viên cần phải có sự hỗ trợ để quản lý thời gian và tuân thủ thời hạn.
  • 2 điểm: Thành viên yếu trong việc quản lý thời gian
  • 1 điểm: Thành viên bị khó khăn trong việc tự quản lý thời gian

Tiêu chí 4: Kết quả đạt được (25đ)

  • 5 điểm: Kết quả đạt được đáp ứng đầy đủ yêu cầu đề ra ban đầu
  • 4 điểm: Kết quả đạt được tốt nhưng vẫn cần điều chỉnh một số lỗi nhỏ
  • 3 điểm: Kết quả đạt được chất lượng bình thường, vẫn cần cải thiện mới có thể đáp ứng đúng yêu cầu đề ra
  • 2 điểm: Kết quả chưa đạt yêu cầu, cần phải sửa đổi và cải thiện đáng kể
  • 1 điểm: Kết quả không đạt yêu cầu theo như yêu cầu ban đầu.

Tiêu chí 5: Sự kết nối giữa các thành viên (15đ)

  • 5 điểm: Thành viên kết nối tích cực chủ động và hiệu quả với các thành viên còn lại
  • 4 điểm: Thành viên kết nối chủ động với một số thành viên nhưng vẫn còn một số thành viên chưa kết nối
  • 3 điểm: Thành viên chỉ kết nối với một nửa thành viên trong nhóm
  • 2 điểm: Thành viên có kết nối nhưng còn hạn chế rất nhiều
  • 1 điểm: Thành viên không kết nối với mọi người

Từ các tiêu chí kể trên, chấm điểm và đánh giá điểm số của thành viên nhóm trong quá trình làm việc. Từ đó đánh giá được hiệu quả làm việc của từng thành viên cụ thể.

Như vậy, Rubric làm việc nhóm hiện đang được sử dụng rất phổ biến trong nền giáo dục hiện nay. Trên đây, là ví dụ cụ thể ICANTECH - nền tảng học lập trình trực tuyến mong các bạn đọc sẽ có thể vận dụng vào thực tế đạt được hiệu quả tốt!

Nguồn ảnh: Tự tổng hợp Internet.

Share
Tags
Phương pháp làm việc nhóm

Bài tương tự