Tư duy quyết định đến nhận thức, hành vi, các mối quan hệ và gắn bó mật thiết với thành công. Việc bố mẹ định hướng sớm tư duy cho con cái mang đến rất nhiều cơ hội phát triển toàn diện cho bé. Vậy để có thể nhận biết được tư duy cố định và tư duy phát triển là gì thì chúng ta hãy nghiên cứu chi tiết dưới bài viết này nhé!
Người sở hữu lối tư duy cố định Fixed mindset luôn tin rằng những thuộc tính như tài năng, trí tuệ là những thứ sẵn có, cố định. Họ cho rằng, khi bản thân được sinh ra đã có bộ não thông minh và tài năng thiên bẩm có thể đạt được khi trưởng thành.
Những ai có lối tư duy này thường có xu hướng tránh những thử thách trong cuộc sống. Họ dễ dàng bỏ cuộc và cảm thấy bị đe dọa bởi sự thành công của người khác. Nguyên do là bởi lối tư duy cố định không coi trí tuệ và tài năng là những thứ có thể phát triển mà coi chúng sẵn có ở bản thân. Có một điều mà chúng ta cần xác định rõ, lối tư duy cố định sẽ dẫn bản thân đến những suy nghĩ tiêu cực.
Lấy ví dụ: Với những người có lối tư duy cố định, khi gặp thất bại trong nhiệm vụ nào đó thì họ lại cho rằng do bản thân không đủ thông minh để hoàn thành. Mặt khác, người có lối tư duy phát triển, khi thực hiện cùng một nhiệm vụ nhưng họ vẫn luôn nhắc nhở bản thân cần đầu tư nhiều thời gian để luyện tập. Có thể thấy, từ những phân tích đơn giản trên cũng có thể chứng minh tư duy phát triển và tư duy cố định đã có sự trái ngược nhau.
Những người có lối tư duy cố định luôn tin tưởng các đặc điểm cá nhân không thể thay đổi dù cho có nỗ lực như thế nào đi chăng nữa. Trong suy nghĩ của họ cũng tồn tại nhiều khả năng khác như:
Tư duy phát triển tên tiếng Anh là Growth Mindset, là lối tư duy coi trí thông minh và tài năng là những đặc tính hoàn toàn có thể phát triển được theo thời gian. Hiểu đơn giản hơn, phụ huynh có thể tin rằng trí thông minh và tài năng của con mình có thể cải thiện được thông qua sự kiên trì, nỗ lực và hành động.
Với những bé nào ngay từ thuở nhỏ đã được định hướng phát triển theo lối tư duy này thì sẽ biết cách nhìn nhận khó khăn chính là một phần tất yếu của quá trình học tập. Nó thúc đẩy các con phải tự đứng lên bằng cách nỗ lực không ngừng.
Tư duy phát triển coi “thất bại” chính là “cú ngã” buộc buộc bản thân phải đứng lên để thay đổi. Đây cũng chính là một thứ rất quan trọng mà các bé cần được bố mẹ định hướng ngay từ đầu cho đến lúc trưởng thành, cần phải học hỏi, tiếp thu và thực hiện.
Những người theo đuổi lối tư duy phát triển thường có xu hướng:
Qua việc phân tích tư duy cố định và tư duy phát triển, có thể thấy tư duy phát triển là điều quan trọng mà các bậc phụ huynh cần định hướng chuẩn cho bé từ đầu. Tuy nhiên, có nhiều người băn khoăn liệu tư duy của một người có thể thay đổi được không?
Câu trả lời là có. Giống như với một người trưởng thành thì chức năng của não và mô hình tư duy có thể tự thay đổi.
Theo một số nghiên cứu, não bộ con người vẫn tiếp tục phát triển và không ngừng thay đổi, ngay cả khi chúng ta trưởng thành. Bộ não hoàn toàn có thể được tái tạo lại theo thời gian khi mà các đường dẫn truyền thần kinh mới hình thành. Đây cũng là điều giúp cho các nhà khoa học có thể xác định được xu hướng thay đổi của não thông qua quá trình trưởng thành.
Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng, não có thể phát triển các kết nối mới cũng như cải thiện tốc độ truyền xung. Những điều này cũng chứng minh được người có tư duy cố định có thể dần chuyển sang tư duy phát triển.
Ngoài ra, bố mẹ có thể định hướng cho con phát triển theo lối tư duy Open Mindset. Vậy tư duy Open Mindset là gì? Đây là tư duy mở, theo đó, khi bé định hướng phát triển theo lối tư duy này thường sẽ rất cởi mở, cân nhắc đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Chẳng hạn như trước những ý kiến trái chiều thì bé sẽ không vội phủ nhận nó mà coi đó là điều thú vị để phân tích, xem xét và chọn lọc những điều tốt cho sự phát triển của bản thân.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những khía cạnh hay ho về tư duy cố định và tư duy phát triển. Hy vọng, qua những kiến thức mà bài viết chia sẻ giúp bạn có thể định hướng cho con lối tư duy phát triển phù hợp cho quá trình trưởng thành của con trẻ.
Nguồn ảnh: Tự tổng hợp Internet.