icantech
Phương pháp tư duy
2655
11/12/2023

Tư duy đa chiều là gì? Bật mí cách rèn luyện tư duy đa chiều bạn nhất định phải biết

Trong quá trình làm việc, đôi khi bạn sẽ gặp phải các vấn đề trong công việc không có giải pháp rõ ràng và bạn cần phải suy nghĩ hướng xử lý. Lúc này, khả năng suy nghĩ sáng tạo trong công việc sẽ là một kỹ năng hữu ích, đặc biệt giúp bạn giải quyết các thách thức. Tìm hiểu về tư duy đa chiều là một trong những cách giúp bạn nghĩ ra nhiều giải pháp sáng tạo trong công việc. Trong bài viết này, hãy cùng ICANTECH tìm hiểu về tư duy đa chiều cũng như cách rèn luyện tư duy đa chiều hiệu quả nhé!

1. Khái niệm tư duy đa chiều

Tư duy đa chiều (lateral thinking) còn được gọi là tư duy theo chiều ngang (horizontal thinking) hoặc tư duy khác biệt (divergent thinking). Tư duy trong thế giới đa chiều được hiểu là cách tiếp cận giải quyết vấn đề nhằm tìm ra các giải pháp sáng tạo hơn. Cách tư duy này phá vỡ logic các kiểu tư duy truyền thống nhằm tôn vinh các ý tưởng sáng tạo đa dạng.

tu-duy-da-chieu

Trong cuốn sách "The Use of Lateral Though" được xuất bản năm 1967 của nhà tâm lý học Edward de Bone đã đề cập đến việc bộ não con người thường chỉ suy nghĩ đến các vấn đề "bên trong chiếc hộp" (thinking inside the box). Từ đó, bộ não tự động tìm kiếm những giải pháp điển hình, có thể dự đoán được, ngay cả khi đó không phải là những lựa chọn tốt nhất. Ông đưa ra đề xuất về tư duy theo chiều ngang như một phương pháp mới, để vượt qua những thành kiến trong nhận thức và giúp mỗi chúng ta trở nên sáng tạo hơn.

2. Ví dụ về tư duy đa chiều

Dưới đây là một số ví dụ thực tế để giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm tư duy đa chiều là gì. 

2.1. Hỗ trợ một khách hàng khó tính

Ví dụ về tư duy đa chiều đầu tiên: Ở vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng, bạn có thể gặp phải những khách hàng khó tính, cùng những đòi hỏi vô lý và khắt khe. Hầu như các công ty đều có hướng dẫn giúp bạn có giải pháp thông qua một vài tình huống mẫu. 
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bạn cũng có thể sử dụng tình huống mẫu để xử lý. Lúc này, bạn sẽ cần đến tư duy theo chiều ngang để tìm giải pháp phù hợp khi các bước tiêu chuẩn không hiệu quả. Ví dụ: nếu khách hàng muốn trả lại một sản phẩm khiến họ thất vọng, giải pháp tư duy logic thông thường là xử lý hoàn tiền. Suy nghĩ đa chiều ngoài việc xử lý khoản tiền hoàn lại, bạn sẽ tìm kiếm một sản phẩm tương tự phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng. Giải pháp này có thể khiến khách hàng thỏa mãn hơn vì họ có được sản phẩm đáp ứng được đúng nhu cầu, trải nghiệm mua sắm tốt hơn và khả năng quay lại lần sau cao hơn.

2.2. Giải quyết tình trạng thiếu vốn

Giả sử bạn đang làm việc tại một tổ chức phi lợi nhuận, nơi có ngân sách hoạt động thấp. Tư duy logic thường sẽ là giảm chi phí hiện tại hoặc liên hệ với các nhà tài trợ đề xuất thêm một khoản quyên góp. Đó là những cách tiếp cận hữu ích, nhưng bạn có thể áp dụng tư duy đa chiều cùng với các bước hợp lý hơn để tối đa nguồn vốn có thể có.

Ví dụ: bạn có thể tạo ra những chương trình gây quỹ. Bạn có thể tổ chức một sự kiện cộng đồng và tính phí vào cửa, đồ ăn hoặc trò chơi trong sự kiện. Bạn cũng có thể hợp tác với một công ty hoặc tổ chức để kinh doanh dịch vụ hoặc sản phẩm trong sự kiện để giảm bớt chi phí mà vẫn mang đến hiệu quả quyên góp.

3. Cách rèn luyện tư duy đa chiều

Ở phần này, ICANTECH sẽ hướng dẫn bạn cách rèn luyện tư duy đa chiều giúp bạn cải thiện kỹ năng của mình.

3.1. Thử suy nghĩ ngược lại

tu-duy-da-chieu

Hiểu đơn giản, suy nghĩ ngược (reverse thinking) giống như khi bạn bắt đầu ở điểm cuối của một quá trình và làm ngược lại. Điều này sẽ hữu ích khi bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm ra giải pháp mới hoặc ý tưởng mới. Khi bạn suy nghĩ đi ngược lại các bước, bạn có thể có được một góc nhìn khác. Nếu bắt đầu với vấn đề bạn đã biết, bạn hãy thử suy nghĩ và làm ngược lại để tìm ra nguyên nhân và bắt đầu tìm giải pháp.

3.2. Sử dụng các giác quan

Một trong những cách giúp bạn có được góc nhìn mới về một tình huống là sử dụng các giác quan khác nhau như xúc giác, thị giác và thính giác. 

tu-duy-da-chieu

Ví dụ: nhiều nhà văn đọc to bản thảo của họ trong khi chỉnh sửa. Việc họ nghe được lời nói của mình đôi khi mang lại cho họ một góc nhìn khác so với việc đọc trong đầu câu chuyện trên màn hình. Tiếp cận câu chuyện theo hướng khác có thể tạo cảm hứng giúp họ cho ra nhiều ý tưởng mới.

3.3. Tìm kiếm giải pháp thay thế

Một cách khác để bạn cải thiện tư duy đa chiều là tìm kiếm các giải pháp thay thế và suy nghĩ nhiều cách khác nhau về một tình huống. 

tu-duy-da-chieu

Ví dụ: nếu đồng nghiệp của bạn thường xuyên quên mật khẩu máy tính và chỉ có số ít nhân viên CNTT có quyền truy cập để đặt lại những mật khẩu đó. Bạn có thể đề xuất 1 buổi đào tạo để bộ phận CNTT dạy mọi người cách tìm ra mật khẩu hoặc gợi ý chức năng tự động đặt lại mật khẩu.

3.4. Lập bản đồ tư duy

tu-duy-da-chieu

Bản đồ tư duy (mind map) giúp bạn thể hiện trực quan các ý tưởng và khái niệm. Bắt đầu bằng việc bạn viết hoặc vẽ một ý tưởng vào giữa một trang trống. Sau đó, bạn có thể thêm nhiều ý tưởng khác bắt nguồn từ ý tưởng trung tâm để tạo ra các chủ đề phụ, trong đó có thể có các chủ đề phụ riêng. Bản đồ tư duy giúp cải thiện tư duy theo chiều ngang hiệu quả vì nó khuyến khích bạn tự do khám phá ý tưởng.

3.5. Chú ý quan sát nhiều hơn

Một bước quan trọng trong việc cải thiện tư duy theo chiều ngang bạn cần chú ý là hãy quan sát xung quanh nhiều hơn. Bạn có thể phát hiện ra một số chi tiết mới, giúp bạn có giải pháp sáng tạo hơn trong các tình huống khác nhau. Việc chú ý quan sát cũng có thể giúp bạn hiểu cách người khác tiếp cận thử thách và đưa ra hướng xử lý các thử thách đó.

tu-duy-da-chieu

4. Lời Kết

Ngày nay, tư duy đa chiều trở thành kỹ năng quan trọng mà ai cũng cần phải trang bị cho bản thân. Với những chia sẻ trong bài viết, ICANTECH mong rằng bạn đã hiểu và biết cách rèn luyện tư duy đa chiều. Chúc bạn sẽ có được những ý tưởng đột phá, hữu ích cho công việc của mình.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây tại ICANTECH nhé

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Phương pháp tư duy

Bài tương tự