icantech
Phương pháp tư duy
1047
11/12/2023

Bản đồ tư duy là gì? Tổng hợp các thông tin bạn cần biết về bản đồ tư duy

Tạo ra những ý tưởng mới luôn là một thách thức với không ít người. Hãy thử tưởng tượng trước mặt bạn là 1 trang giấy trắng và bạn cần phải tạo ra điều gì đó sáng tạo và mới lạ, thật sự không phải việc dễ dàng. Bản đồ tư duy cách hữu hiệu để khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo của bạn. Vậy bản đồ tư duy là gì, có các loại tư duy nào, lợi ích và cách lập bản đồ tư duy như thế nào. Tất cả sẽ được ICANTECH lần lượt trả lời qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Bản đồ tư duy là gì?

Bản đồ tư duy (mind map) là một kỹ thuật tư duy, hoạt động theo cách lấy một ý chính làm trung tâm của sơ đồ, các chủ đề phụ được phân làm nhiều nhánh và có kết nối với ý chính. Được khám phá bởi Tony Buzan, mind map là cách trực quan để ban có thể tạo ra những ý tưởng mới kết hợp giải quyết các vấn đề phức tạp. 

tu-duy-la-gi

Hình ảnh minh họa của một bản đồ tư duy cơ bản

Sơ đồ mind map tuân theo cấu trúc phân cấp trong đó các ý tưởng quan trọng nhất nằm ở vị trí gần trung tâm và mỗi cấp bổ sung sẽ được xếp thành tầng trước nó. Cấu trúc này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về khái niệm, đồng thời hiểu được sự phức tạp và mối liên hệ của chúng để đưa ra quyết định một cách hiệu quả.

2. Các loại bản đồ tư duy

Ở phần 1 của bài viết, ICANTECH đã cùng bạn khám phá bản đồ tư duy là gì. Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các loại hình tư duy mind map phổ biến và quen thuộc nhất hiện nay.

2.1. Flowchart
Flowchart (lưu đồ) là một trong các loại tư duy phổ biến thuộc mind map. Lưu đồ là sơ đồ thể hiện các bước riêng biệt trong một quy trình tuần tự. Chúng được sử dụng để giúp các bạn xác định các bước thiết yếu trong một quy trình và điều quan trọng là bạn phải thực hiện mọi việc lần lượt theo thứ tự. Ví dụ: sơ đồ sử dụng trong quản lý chuỗi cung ứng được dùng để hiển thị trình tự quá trình vận hành của từng bộ phận, hướng tới mục tiêu cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm. Hình ảnh dưới đây mô tả một flowchart cơ bản:

tu-duy-la-gi

2.2. Tree diagram

Tree diagram (sơ đồ cây) là một lựa chọn tuyệt vời khi bạn cần thể hiện một chuỗi các sự kiện. Ví dụ: các kỹ sư machine learning sử dụng sơ đồ cây để xây dựng hệ thống thông minh. Theo thời gian, hệ thống sẽ biết được nhánh nào có khả năng tốt nhất và dần dần tự thay đổi để loại bỏ các nhánh không cần thiết.

tu-duy-la-gi

2.3. Bubble map

Bubble map (bản đồ bong bóng) là một trong những phân loại tư duy mind map được nhiều người sử dụng để phát triển suy nghĩ và khám phá khả năng sáng tạo của bản thân. Ví dụ: chủ doanh nghiệp có thể sử dụng bubble map để đưa ra những ý tưởng dự án mới. Sau đó, họ có thể chia sẻ bản đồ với các thành viên khác trong nhóm để họ đóng góp và phát triển ý tưởng hơn nữa.

tu-duy-la-gi

3. Lợi ích của việc sử dụng mind map

Qua các hình ảnh ví dụ về các loại tư duy ở trên, mind map quả là một công cụ tuyệt vời khi bạn cần sắp xếp suy nghĩ và những ý tưởng của mình. Chúng giúp bạn tiết kiệm thời gian, giảm bớt sự dư thừa, khuyến khích sự sáng tạo và hợp lý hóa việc phân công công việc và mốc thời gian. Vậy tại sao bạn nên chọn mind map thay vì các công cụ động não khác? Lợi ích của việc sử dụng bản đồ tư duy là gì? 

  • Trực quan hóa cấu trúc chủ đề: Bố cục của mind map giúp bạn hình dung cấu trúc của chủ đề, cho phép bạn ghi chú hiệu quả hơn. Tính năng này giúp làm nổi bật tầm quan trọng của từng phần bản đồ. Đồng nghĩa với việc là bạn có thể hiểu nhanh hơn khi kiểm tra lại sau này.
  • Đơn giản hóa quy trình: Mind map giúp bạn chia nhỏ các chủ đề phức tạp thành những suy nghĩ ngắn gọn và dễ hiểu hơn. Cách làm như vậy sẽ giúp quá trình lên ý tưởng của bạn trở nên đơn giản hơn, kỹ năng tư duy của bạn được cải thiện tốt hơn.
  • Tổ chức và tạo liên kết hiệu quả: Mind map giúp việc sắp xếp thông tin và tạo ra kết nối dễ dàng hơn, mà đôi khi bạn có thể không chú ý đến.
  • Giảm bớt sự phức tạp: Mind map là cách giúp bạn nắm bắt thông tin nhanh hơn. Giống như 1 cuốn sổ, mind map ghi lại những suy nghĩ của bạn mà không cần bạn phải trình bày rõ ràng hay nghĩ xem nên đặt chúng ở đâu.

4. Cách lập bản đồ tư duy

Trước tiên, bạn cần tìm hiểu lý do tại sao mình chọn biểu đồ tư duy và mục đích bạn cần đạt được khi thực hiện nó. Dưới đây là từng bước trong cách lập bản đồ tư duy bạn cần biết:

  • Bước 1: Hãy viết ra một ý tưởng trọng tâm mà bạn đang muốn khai thác chi tiết về nó. Đó có thể là một ý tưởng phát triển cho dự án mới, một chủ đề mà bạn đang muốn tìm hiểu thêm, hoặc một vấn đề nào đó mà bạn đang cố gắng tìm hướng giải quyết.
  • Bước 2: Bổ sung thêm các nhánh dẫn tới các chủ đề cụ thể hơn. Sau này, bạn có thể phân nhánh những ý tưởng mới này nếu cần cụ thể hơn nữa. Các nhánh gần với ý tưởng trung tâm hơn thường có liên quan chặt chẽ hơn với ý tưởng đó.
  • Bước 3: Bạn nên có một từ khóa riêng ở mỗi nhánh để tạo kết nối.
  • Bước 4: Tạo mã màu riêng của các nhánh, giúp não bộ liên kết hình ảnh với các yếu tố logic nhanh hơn.
  • Bước 5: Thêm hình ảnh vào bản đồ, cách này sẽ giúp mind map của bạn trở nên dễ nhớ hơn và đạt hiệu quả tối đa.

5. Lời Kết

Chắc hẳn đến đây thì bạn đã đã hiểu được bản đồ tư duy là gì và tại sao bạn cần sử dụng mind map. Bản đồ tư duy phản ánh cách bạn vạch ra suy nghĩ và ý tưởng của mình mà không cần lo lắng về cấu trúc, thứ tự hoặc cách trình bày. Mind map biến những dòng thông tin đơn điệu thành những hình ảnh đầy màu sắc giúp bạn dễ ghi nhớ hơn. Từ đó, bạn có thể tạo ra những ý tưởng mới độc đáo và không mất nhiều thời gian như trước. 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình online dưới đây tại ICANTECH nhé

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Phương pháp tư duy

Bài tương tự