icantech
Phương pháp tư duy
1233
30/11/2023

Hướng dẫn 5 cách để rèn luyện tư duy tích cực hiệu quả

Tư duy tích cực là gì? Tại sao suy nghĩ tích cực lại quan trọng trong đời sống của con người? Trong bài viết này, ICANTECH sẽ giải quyết những câu hỏi trên đồng thời hướng dẫn bạn 5 cách để tự rèn luyện tư duy tích cực hiệu quả.

1. Khái niệm tư duy tích cực

Tư duy tích cực là quá trình nhìn nhận sự việc, sự vật, hiện tượng theo hướng lạc quan, tốt đẹp trong bất kỳ tình huống nào. Tư duy tích cực không có nghĩa là bạn phớt lờ thực tế hoặc xem nhẹ vấn đề mà nó là cách bạn thể hiện thái độ lạc quan trước các tình huống đang xảy ra dù tình huống đó tốt hay xấu.

tu-duy-tich-cuc

Tư duy tích cực được nhận xét dưới các góc nhìn sau:

  • Góc nhìn sinh học: Những người có suy nghĩ tích cực sẽ kích thích sản sinh ra serotonin và các chất dẫn truyền thần kinh khác khiến con người cảm thấy vui vẻ, phấn khích, thoải mái hơn. 
  • Góc nhìn tâm lý: Tư duy tích cực khiến con người thoải mái từ đó khám phá ra các khả năng tiềm ẩn của bản thân, làm cho họ cảm thấy tự tin hơn.
  • Góc nhìn xã hội: Mỗi cộng đồng hay xã hội thu nhỏ mà trong các cá nhân đều tư duy tích cực thì đó là môi trường lành mạnh, có tiềm năng phát triển lớn. 

2. Lợi ích của tư duy tích cực

2.1. Cải thiện tinh thần

Trong cuốn sách Sức mạnh của tư duy tích cực tác giả có viết: “Nếu bạn tập trung vào sự tích cực và tìm kiếm sự bình yên trong nội tâm, bạn sẽ có đủ năng lượng để vượt qua những vấn đề mà mình nhận thức được.” 

Tư duy tích cực thay đổi cuộc sống của con người một cách tốt đẹp hơn khiến họ luôn cảm thấy vui vẻ yêu đời. Những người sở hữu tư duy tích cực sở hữu một tinh thần thoải mái, tràn đầy sức sống. Đây chính là nguồn năng lượng vô giá khiến họ vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

2.2. Duy trì các mối quan hệ tốt đẹp

Biểu hiện của tư duy tích cực là những người dễ trò chuyện và giao tiếp với người khác. Họ thường là những cá nhân cởi mở, thấu hiểu đối phương từ đó khiến các mối quan hệ xung quanh họ trở nên tốt đẹp hơn. 

tu-duy-tich-cuc

2.3. Giảm nguy cơ mắc các bệnh 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người có quan điểm tích cực sẽ ít bị bệnh hoặc khi mắc bệnh thì có triệu chứng ít hơn so với các bệnh nhân khác. Trong một vài nghiên cứu khác, những người trên 50 tuổi có suy nghĩ tích cực sẽ sống lâu hơn. Họ cũng ít bị viêm nhiễm hơn, điều này cho thấy có thể có mối liên hệ giữa suy nghĩ tích cực và sức khỏe của họ. 

2.4. Cải thiện khả năng tập trung

Tư duy tiêu cực khiến con người xao nhãng, suy nghĩ nhiều khiến cho bản thân họ cảm thấy áp lực mà không thể được cách giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, những người có tư duy tích cực thì ngược lại, tinh thần thoải mái khiến họ tập trung hơn nguồn năng lượng vô hạn khiến họ có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. 

2.5. Tư duy tích cực tạo thành công

Những doanh nhân thành đạt ở Việt Nam như Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup) hay Đặng Lê Nguyên Vũ (Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên) đều sở hữu tư duy tích cực mới có thể thành công như ngày hôm nay. Họ đều gặp khó khăn ngay từ khi khởi nghiệp, nếu tại thời điểm đó họ suy nghĩ tiêu cực và chìm đắm trong mớ hỗn độn đó chắc chắn họ sẽ không thể có sự nghiệp đáng ngưỡng mộ như hiện tại. Đó đều là tấm gương sáng, bài học về tư duy tích cực mà chúng ta cần noi theo.

3. 5 cách rèn luyện tư duy tích cực hiệu quả

Mặc dù bạn có thể là người có xu hướng suy nghĩ tiêu cực hơn nhưng bạn có thể rèn luyện kỹ năng tư duy tích cực bằng 5 cách dưới đây:

3.1. Luôn có thái độ biết ơn với mọi việc xung quanh

Một trong những cách rèn luyện suy nghĩ tư duy tích cực là bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn với những người xung quanh mình như thầy cô, bạn bè, cha mẹ… Hãy luôn dành những lời khen, lời cảm ơn, lời yêu thương đến những người xung quanh. Điều đó sẽ khiến cho bạn và những người xung quanh trở nên thoải mái và hạnh phúc hơn.

tu-duy-tich-cuc

3.2. Kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực

Để có thể rèn luyện tư duy tích cực một cách hiệu quả đồng nghĩa với việc bạn cần kiểm soát những luồng suy nghĩ tiêu cực của bản thân. Môi trường xung quanh ảnh hưởng rất nhiều tới suy nghĩ của bạn. Cuộc sống không phải lúc nào cũng toàn màu hồng nhưng hãy cố gắng kiểm soát nó, đón nhận tất cả những điều tiêu cực bằng việc nhìn nhận chúng bằng nhiều góc độ khác nhau hoặc đơn giản hóa mọi việc. 

3.3. Sống lành mạnh

Chỉ khi tâm trí và cơ thể của bạn khỏe mạnh bạn mới có thể thực hiện mọi mục tiêu bạn đề ra. Bạn có thể dành thời gian để lấy lại tinh thần bằng nhiều cách khác nhau như tham gia khóa học yoga, câu lạc bộ thiền hoặc nghe nhạc.

3.4. Kết nối với những người bạn tích cực

Suy nghĩ tích cực và lạc quan có thể lan truyền từ người này qua người khác. Nếu bạn sống trong một cộng đồng tích cực thì bạn sẽ có động lực để thay đổi, phát triển bản thân nhiều hơn.

tu-duy-tich-cuc

3.5. Luôn đưa ra giải pháp thay vì đổ lỗi

Thay vì đổ lỗi khiến tình huống trở nên xấu đi, người có suy nghĩ tích cực sẽ tìm ra gốc rễ của vấn đề để đưa ra cách giải quyết hợp lý nhất thay vì tốn thời gian đổ lỗi, tìm ra người làm sai.

4. Lời Kết

Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về tư duy tích cực và cách rèn luyện suy nghĩ tích cực từ đó nâng cao và cải thiện sức khỏe thể chất của bản thân. Chúc bạn thành công.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây tại ICANTECH nhé

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Phương pháp tư duy

Bài tương tự