Python là một trong những ngôn ngữ lập trình được ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Tự học Python vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí, vừa kích thích khả năng chủ động tìm tòi, tính kỷ luật của bản thân. Tuy nhiên, để có thể tự học ngôn ngữ lập trình này, bạn cần lên lộ trình và tìm nguồn tài liệu phù hợp. Dưới đây là một số chia sẻ của ICANTECH về quá trình tự học lập trình Python.
Muốn tự học Python, trước hết bạn cần hiểu “Python là gì?” Về cơ bản, đây là một ngôn ngữ lập trình được ứng dụng trong các lĩnh vực web, khoa học dữ liệu, phát triển phần mềm, máy học (ML). Python có thể chạy trên nhiều nền tảng khác nhau, lại hiệu quả và khá dễ học nên được nhiều người ưa thích.
Cha đẻ của Python là Guido van Rossum. Ông ra mắt ngôn ngữ lập trình này vào năm 1991, cho đến nay nó đã đi qua ba giai đoạn phát triển và dần được hoàn thiện ở những version sau.
1.2. Đặc điểm của Python
Những đặc điểm cơ bản của Python bao gồm:
Với những đặc điểm kể trên, Python được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, có thể kể đến như: làm web, các tool tự động hóa, lĩnh vực khoa học máy tính, lĩnh vực IoT,... Python cũng được sử dụng để viết code cho game (chơi trên cả máy tính và di động).
Trong quá trình tự học Python, “Thư viện” (Library) và “Framework” là hai khái niệm bạn không thể bỏ qua.
Thư viện là tập hợp các chức năng hay tập hợp lớp được viết sẵn phục vụ tái sử dụng. Người lập trình có thể tùy chọn chức năng/lớp phù hợp với từng dự án của mình.
Dưới đây là một số thư viện bạn cần biết khi học Python cơ bản:
Framework được hiểu là các đoạn code được viết sẵn tạo thành bộ khung hay nền móng cơ bản. Khi đã có sẵn bộ khung, bạn chỉ cần sắp xếp nội thất vào ngôi nhà sao cho đúng ý. Framework đã có sẵn các tính năng chung mà dự án web nào cũng cần có như đăng nhập, đăng ký, kết nối các cơ sở dữ liệu, tích hợp mạng xã hội,...
4 Framework phổ biến nhất trong Python:
Để có thể tự học Python từ cơ bản đến nâng cao, điều quan trọng là bạn phải có lộ trình và kiên trì theo đuổi lộ trình đó đến cùng. Hãy bắt đầu bằng việc tự học lập trình Python căn bản trước, sau đó nâng lên mức cao hơn khi đã hoàn toàn tự tin về kiến thức nền của bản thân.
ICANTECH gợi ý bạn lộ trình học lập trình Python gồm các bước sau:
Trong quá trình tự học, nếu không có động lực và mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ rất dễ nản. Bởi vậy, hãy xác định một động lực học đủ mạnh mẽ để kéo bạn ra khỏi sự lười biếng và trì hoãn. VD: trở thành nhà lập trình game có thể viết ra trò chơi của riêng mình, trở thành nhà thiết kế và phát triển web,...
Sau khi đã xác định được động lực, giờ là lúc bạn bắt tay vào xây nền căn bản. Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu những cú pháp cơ bản từ nguồn tài liệu tự học lập trình python có sẵn như: sách “Learn Python the Hard Way”, khóa học Google Python’s Class, sách “The Python Tutorial”,...
Sự nóng vội sẽ tạo ra rất nhiều “lỗ hổng” trong quá trình học Python của bạn. Bởi vậy, dù rất muốn tự tạo dự án cá nhân, bạn hãy tạm trì hoãn ước mơ này mà thực hành các dự án theo cấu trúc có sẵn trước. Bước này giúp bạn củng cố kiến thức và kỹ năng, đồng thời củng cố niềm tin “tôi có thể làm được” khi hoàn thành xong một dự án.
Mong ước của bạn sẽ được hiện thực hóa tại bước 4. Trong quá trình làm dự án riêng, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề “không biết phải hỏi ai”. Lúc này, hãy tham khảo một số nguồn tài liệu sau: Mozilla Developer Network, StackOverflow, Python documentation,... Bạn cũng có thể đọc thêm các giáo trình tự học Python để có cái nhìn bài bản về việc sáng tạo dự án cho riêng mình.
Ở bước này, bạn bắt đầu tìm cách đưa “thành quả sáng tạo” của mình đến với nhiều người hơn. Để làm được điều đó, bạn buộc phải nâng cấp và cải tiến “đứa con” của chính mình. “Làm sao để chúng thân thiện với người dùng hơn?”, “Làm sao để chúng có nhiều tính năng tiện lợi hơn?”, “Làm sao để tạo nhiều điểm nhấn thú vị hơn cho dự án?” Đây là một số câu hỏi mà bạn nên tự hỏi bản thân để có thể nâng cấp dự án cá nhân.
Trước khi bắt tay vào học, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một số nguồn tài liệu tự học Python. Dưới đây là một số tài liệu giúp bạn tự học lập trình Python:
Nếu là người mới bắt đầu, bạn có thể tìm đến các đầu sách như: “Python cơ bản” (tác giả Bùi Việt Hà), “Think Python" (Allan B. Downey), “Python Cookbook 3rd edition” (David Beazley và Brain K.Jones), “Automate the boring the stuff with Python”, “Learn Python the Hard Way”... Đây có thể coi là những cuốn giáo trình học lập trình Python căn bản nhất, giúp bạn xây nền móng vững chắc cho sự nghiệp lập trình sau này.
Nếu đã tiến đến trình độ nâng cao, bạn có thể tham khảo một số đầu sách như: “Think Complexity”, “Black Hat Python 2nd Edition”, “Fluent Python 2nd Edition”, “Effective Python 2nd Edition”, “Learning Python 5th Edition”,...
Nếu mục tiêu của bạn là trở thành người phân tích, xử lý dữ liệu hay phân tích thông tin, bạn có thể tham khảo một số tài liệu về Data Science như:
Ngoài các đầu sách kể trên, bạn cũng có thể tham khảo một số chương trình học online hoàn toàn miễn phí như:
Tự học Python là một quá trình nhiều khó khăn, đòi hỏi người học phải thực sự quyết tâm, kiên trì kỷ luật. Hy vọng những chia sẻ trên đây của ICANTECH sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu ngôn ngữ lập trình này. Chúc bạn đạt được mục tiêu của mình trong sự nghiệp lập trình.