icantech
Lập trình chung
1114
10/10/2023

Bug là gì? Hướng dẫn cách Fixbug nhanh nhất

Bug - thuật ngữ này chắc chắn đã quá quen thuộc với những người đang học và đang làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Quen thuộc là vậy nhưng không phải ai cũng định nghĩa được bug là gì hay fix bug là gì mà khiến cho lập trình viên “khó chịu” như vậy. ICANTECH sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bug, cũng như cách fix bug hiệu quả nhất thông qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Khái niệm bug là gì?

Theo Wikipedia: “Bug là lỗi phần mềm là một lỗi hay hỏng hóc trong chương trình hoặc hệ thống máy tính khiến nó tạo ra kết quả không chính xác hoặc không mong muốn hoặc hành xử theo những cách không lường trước được”. Những lỗi này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể là do code sai, cũng có thể là do vấn đề không tương thích…

Bước tiếp theo sau khi phát hiện ra Bug đó là Debug. Debug chính là quá trình tìm kiếm, phát hiện lỗi trước khi launching. Ngay từ những đoạn code đầu tiên, quá trình Debug đã bắt đầu và tiếp tục cho đến khi hoàn thiện sản phẩm. 

Ngoài khái niệm Bug là gì, Debug là gì thì bạn cũng cần phải hiểu Fixbug là gì. Đây là quá trình được thực hiện sau khi Debug. Lập trình viên sẽ tiến hành sửa lỗi ngay khi lỗi được phát hiện ra để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi ra mắt. 

2. 6 loại Bug thường gặp

Bug là vấn đề mà bất cứ lập trình viên nào cũng gặp phải trong quá trình viết code. Để xử lý Bug được tốt nhất, bạn cần phân biệt được các loại Bug khác nhau. Dưới đây là 6 loại Bug thường gặp mà bạn phải nắm được.

bug-trong-lap-trinh

2.1. Logical Bug

Logical Bug (Bug Logic) làm gián đoạn quy trình làm việc đã được lên trước của ứng dụng hay phần mềm, kéo theo đó là tình trạng thực thi sai. Bug Logic gây ra nhiều sự cố khó lường, bất ngờ trên hệ thống. 

Nguyên nhân chính dẫn đến Bug Logic là do lập trình viên diễn giải sai logic của phần mềm hoặc ứng dụng. Ví dụ như lập trình viên bán sai giá trị của biến, thay vì cộng lại nhân hai số với nhau…

2.2. Workflow Bug

Workflow Bug (hay Bug quy trình) được hiểu là lỗi điều hướng. Lỗi quy trình xuất hiện từ hành trình của người sử dụng phần mềm hay ứng dụng. 

Lấy ví dụ như bạn đang muốn điền vào đơn đăng ký khóa học của ICANTECH. Trên màn hình thiết bị bạn sẽ nhìn thấy 3 tùy chọn là: Lưu, Lưu và thoát, Trở về trang trước. Khi bạn nhấp vào nút Lưu và thoát, có nghĩa là bạn đang muốn lưu lại thông tin bạn đã điền, đồng thời thoát khỏi mẫu form đăng ký. Nhưng mặc dù bạn đã thoát khỏi trang điền thông tin, thông tin của bạn vẫn chưa được lưu lại. Khi gặp tình huống này chính là bạn đang gặp Workflow Bug.

2.3. Functional Bug

Functional Bug (Bug chức năng) là các lỗi liên quan đến chức năng của một thành phần nào đó có trong chương trình. Khi xảy ra lỗi, các thành phần của chương trình sẽ không hoạt động theo chức năng đúng của chúng.

Ví dụ đơn giản như khi bạn nhấp vào nút Đặt hàng nhưng màn hình đứng yên, không thay đổi. Hay như việc bạn thực hiện tìm kiếm sản phẩm, bạn không nhận được phản hồi nào từ hệ thống sau khi đã gõ tìm kiếm.

2.4. System-level Integration Bug

System-level Integration Bug (Bug tích hợp hệ thống) xảy ra khi các đơn vị code không tương tích được với nhau. Thường thì nguyên nhân xảy ra Bug tích hợp là do có nhiều lập trình viên cùng nhau viết một chương trình phần mềm hoặc ứng dụng. 

Đối với Bug tích hợp hệ thống, lập trình viên sẽ mất khá nhiều thời gian để kiểm tra từng đoạn code dài. Từ đó việc Debug và Fixbug cũng gặp nhiều khó khăn hơn. 

2.5. Out of Bound Bug

Out of Bound Bug (Bug ngoài giới hạn) xuất hiện khi lập trình viên khai báo 1 giá trị hoặc 1 tham số quá giới hạn sử dụng. Ví dụ như khi bạn nhập 1 số có giá trị quá nhỏ hoặc quá lớn, hoặc giá trị đầu vào là kiểu dữ liệu không xác định.

2.6. Unit Level Bug

Unit Level Bug (Bug cấp đơn vị) so với các Bug khác thì sẽ dễ xử lý hơn. Khi gặp Bug này, lập trình viên chỉ cần thực hiện trên lượng code nhỏ. Và chính vì như vậy mà lập trình viên sẽ không cần mất nhiều thời gian để tra cứu, tìm kiếm lỗi, việc Fixbug cũng nhanh hơn. 

3. Cách Fixbug hiệu quả

Để Fixbug hiệu quả nhất, bạn không chỉ cần tìm hiểu khái niệm Fixbug là gì mà còn cần biết các nguyên nhân xảy ra Bug.

nguyen-nhan-xay-ra-bug

3.1. Fixbug là gì? Nguyên nhân gây ra Bug

Fixbug là quá trình lập trình viên tiến hành sửa lỗi sau khi đã phát hiện ra Bug. Vậy nguyên nhân nào gây ra Bug hệ thống, hãy cùng ICANTECH liệt kê một số nguyên nhân hay gặp:

  • Nguyên nhân đến từ con người, sai sót của lập trình viên trong quá trình viết code.
  • Thông tin trao đổi chưa được rõ ràng dẫn đến nhầm lẫn, chương trình thiết kế sai gây ra Bug.
  • Thời gian xây dựng 1 dự án hạn hẹp, lập trình viên không có đủ thời gian để code và kiểm tra kỹ lưỡng.
  • Các yêu cầu thay đổi liên tục trong quá trình làm việc, lập trình viên cần phải chỉnh sửa từng đoạn code, gây ảnh hưởng đến toàn bộ chương trình đang làm.
  • Dùng tool có sẵn để hỗ trợ việc lập trình rất thuận tiện, tuy nhiên những tool này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra lỗi trong quá trình xây dựng phần mềm.

3.2. Hướng dẫn cách ghi Bug hiệu quả

Để Fixbug hiệu quả, bước đầu tiên là bạn cần phải hiểu Bug là gì và đảm bảo quá trình Debug cẩn thận và chuẩn xác. Khi ghi lại Bug, bạn cần thực hiện theo quy trình từng bước như sau:

  • Bước 1: Ghi lại thời điểm bạn phát hiện ra Bug
  • Bước 2: Hiện tượng lỗi xảy ra như thế nào, bạn hãy ghi lại thật chi tiết, nếu có thể bạn hãy quay video, chụp ảnh để thuận tiện cho việc Fixbug sau này.
  • Bước 3: Sau khi Fixbug, hãy ghi lại nguyên nhân khiến Bug xảy ra và lưu chúng lại.
  • Bước 4: Ghi lại hướng xử lý và kết quả sau khi Fixbug vào 1 file lưu trữ chung của cả dự án. Việc này sẽ giúp bạn tra cứu dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp cho những lập trình viên khác tiếp quản hiểu chương trình nhanh hơn.

4. Lời Kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin cơ bản giúp bạn có thể hiểu được Bug là gì, Fixbug là gì. Từ trước đến nay, Bug luôn là một vấn đề đau đầu với các lập trình viên. Để 1 ứng dụng hay phần mềm hoạt động được, toàn bộ quy trình từ Debug, Fixbug đều phải thật cẩn thận và chỉn chu. Debug đúng thì Fixbug mới hiệu quả, Fixbug hiệu quả thì sản phẩm mới tốt và mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người sử dụng.

Có thể nói khi nghĩ đến “Bug” thì mọi lập trình viên luôn bị ám ảnh. Đừng lo lắng, hãy cùng ICANTECH học lập trình trong các khóa học chống “Bug” dưới đây nhé

Nguồn ảnh: ICANTECH

Share
Tags
Lập trình chung

Bài tương tự