Trong cuộc sống hàng ngày, từ ứng đặt Grab hay tính năng nhận dạng giọng nói đọc văn bản đều được viết bởi ngôn ngữ lập trình (Coding). Khi nói đến lập trình, chúng ta thường nghĩ đây là bộ môn khó nhằn bởi những câu lệnh phức tạp. Vậy học lập trình có khó không? Làm sao để tiếp cận với những kiến thức lập trình như hàm, vòng lặp, biến? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ICANTECH tìm lời giải đáp nhé!
Giống như ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức… được con người dùng để trao đổi và giao tiếp với nhau. Lập trình là việc sử dụng các ngôn ngữ lập trình, các đoạn mã để ứng dụng xây các chương trình phần mềm, trang web, app…
Có nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, trong đó một số ngôn ngữ phổ biến nhất có thể kể đến C++, Java, PHP và Python.
Khi bắt đầu tiếp cận với lập trình, nhiều người thường nghĩ lập trình là bộ môn khô khan, khó nhằn với những câu lệnh nhàm chán. Hay chỉ những người có năng khiếu như học giỏi Toán, kĩ năng logic, giải quyết vấn đề tốt mới có thể học lập trình.
Tuy nhiên, thực tế lập trình không khó cũng không cần phải có năng khiếu mới có thể học được. Ngay cả những lập trình viên giỏi nhất cũng không hẳn là những người giỏi Toán, họ cũng có những khởi đầu với kiến thức lập trình cơ bản.
Một trong những lý do chính khiến lập trình khó tiếp cận với sự phức tạp của ngôn ngữ cũng như các câu lệnh. Để học lập trình hay trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, bạn cần phải học các ngôn ngữ máy tính khác nhau (tuỳ thuộc vào dự án).
Ví dụ: Java được coi là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất để phát triển ứng dụng di động.
Dưới đây là những “hiểu lầm” thường gặp khi tiếp cận với bộ môn lập trình:
Đây là hiểu lầm phổ biến nhất khi bắt đầu học lập trình. Tất nhiên trong quá trình học lập trình, lập trình sẽ phải xử lí những con số. Tuy nhiên, đây đều là những kiến thức cơ bản của môn Toán mà bạn học ở Trung học.
Tuỳ từng vị trí, có thể một số vị trí sẽ yêu cầu lập trình viên có kiến thức chuyên sâu về môn Toán - nhưng không phải là tất cả vị trí.
Lập trình viên chuyên nghiệp thường thiên về logic và các kĩ năng mềm hơn là tính toán.
Ngành CNTT đang ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu tuyển dụng ngày càng lớn. Nhu cầu tuyển dụng lập trình viên phát triển phần mềm tại Mỹ được kì vọng tăng 22% vào năm 2023.
Thực tế cho thấy tỉ lệ cạnh tranh trong ngành CNTT là rất cao, tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng sẽ không tìm được việc bởi mỗi người có một thế mạnh riêng. Chỉ cần bạn phát huy được điểm mạnh của mình cũng như luôn trau dồi các kiến thức để nâng cấp bản thân bạn sẽ tìm được công việc phù hợp với mình.
Khi tiếp cận một ngôn ngữ mới, chắc hẳn bạn sẽ gặp những khó khăn. Ví dụ khi tiếp cận với tiếng Pháp, bạn cũng sẽ thấy ngôn ngữ này khó kém không kém gì ngôn ngữ lập trình Python.
Tuy nhiên, càng làm quen và tìm hiểu kĩ càng hơn. Sau một thời gian, bạn có thể đọc được các ngôn ngữ lập trình như ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
Chắc hẳn khi tiếp cận với lập trình, nhiều bạn thường băn khoăn và tự đặt ra cho mình những câu hỏi như “Học lập trình cần những gì?”, “Học lập trình từ đâu”... Dưới đây là những lời khuyên của ICANTECH giúp bạn tiếp cận với lập trình một cách dễ dàng hơn:
Để học lập trình, bạn cần trang bị những kĩ năng mềm như giao tiếp, giải quyết vấn đề và tư duy phản biện. Kĩ năng giao tiếp giúp bạn giao tiếp cũng như giải quyết các công việc trong đội nhóm.
Kĩ năng giải quyết vấn đề là một trong những kĩ năng quan trọng của lập trình viên, giúp bạn kiểm tra và sửa những lỗi gặp phải trong quá trình viết code.
Thay vì học nhiều ngôn ngữ lập trình cùng một lúc, bạn hãy chọn ngôn ngữ phù hợp với hướng phát triển của mình.
Ví dụ: Nếu bạn quan tâm đến phát triển web, bạn hãy tìm hiểu và học ngôn ngữ HTML5 và CSS3.
Sau khi có những kiến thức cơ bản về HTML5 và CSS3, bạn có thể học tiếp lên ngôn ngữ JavaScript vì cùng là ngôn ngữ hỗ trợ web.
Ngay cả đối với những lập trình viên có kinh nghiệm cũng thường gặp khó khăn với các vấn đề về lập trình. Bởi vậy, việc tham gia cộng đồng lập trình viên sẽ giúp bạn học hỏi các kiến thức, tìm kiếm tài nguyên cũng như hỏi đáp các kiến thức.
Bên cạnh việc tự học, bạn có thể tham gia các khóa học lập trình online như Coursera.org, Udemy, Codecademy.com, Programiz.com… để trau dồi và nâng cao kiến thức lập trình.
Nếu chưa biết bắt đầu với ngôn ngữ lập trình nào, bạn có thể tham khảo 3 ngôn ngữ lập trình dưới đây:
HTML hay còn được biết đến là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, là nền tảng của thiết kế web. Đây là ngôn ngữ giao diện người dùng dễ học nhất với từ vựng và cấu trúc đơn giản.
Python có cú pháp và cấu trúc dễ dàng. Python được các lập trình viên ưa chuộng bởi có khả năng thích ứng cao cho các ứng dụng khác.
JavaScript là ngôn ngữ lập trình linh hoạt và đa dạng nhất. Nó kết hợp phát triển front-end và back-end và có vô số framework.
Như vậy, với bài viết trên ICANTECH đã chia sẻ với bạn cách học lập trình căn bản cũng như một số lời khuyên dành cho bạn khi bắt đầu tiếp cận với ngôn ngữ lập trình. Hi vọng giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp với mình.
Nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các lộ trình học lập trình của ICANTECH dưới đây nhé!
Nguồn ảnh: ICANTECH.