Được đặt theo tên của nhà vật lý đoạt giải Nobel Richard Feynman, kỹ thuật Feynman tập trung vào việc đơn giản hoá các khái niệm phức tạp, giúp bạn học tập một cách tốt hơn. Cùng ICANTECH tìm hiểu về phương pháp ghi nhớ Feynman trong bài viết dưới đây.
Kỹ thuật Feynman là một trong bốn bước giúp bạn tiếp cận với các khái niệm một cách đơn giản và dễ hiểu hơn. Kỹ thuật này tập trung vào việc đơn giản những cái khái niệm phức tạp thông qua việc giải thích, đơn giản hoá các ý tưởng, sử dụng ngôn từ súc tích để não bộ tiếp nhận và ghi nhớ một cách hiệu quả hơn.
Phương pháp ghi nhớ Feynman bao gồm 4 bước như sau:
Kỹ thuật Feynman giúp người học liên tục đào sâu các tài liệu để hiểu rõ hơn về các vấn đề đang tìm hiểu. Điều này giúp bạn không chỉ ghi nhớ tốt hơn mà còn hiểu các vấn đề một cách sâu hơn.
Phương pháp ghi nhớ Feynman hiệu quả hơn các phương pháp truyền thống vì nhấn mạnh vào sự chủ động của người học. Thay vì đọc sách và xem các ghi chú một cách thụ động, phương pháp Feynman giúp người học tìm hiểu và tự kiểm tra bản thân một cách chủ động. Từ đó, quá trình ghi nhớ sẽ lâu và hiệu quả hơn.
Dưới đây là một số lý do kỹ thuật Feynman ngày càng phổ biến:
Dưới đây ICANTECH sẽ giới thiệu 5 bước giúp bạn ứng dụng phương pháp ghi nhớ Feynman hiệu quả hơn
Để áp dụng phương pháp ghi nhớ Feynman, trước tiên bạn cần xác định chủ đề mà mình muốn tìm hiểu. Thông thường, kỹ thuật Feynman thường được áp dụng cho các chủ đề liên quan đến khoa học và nghiên cứu.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể áp dụng kỹ thuật Feynman cho các phương pháp khác.
Sau khi xác định được chủ đề, bạn hãy tiến hành tìm hiểu thông qua các khái niệm, ví dụ trên internet.
Bước thứ hai trong kỹ thuật Feynman đó là giải thích chủ đề một cách rõ ràng và chi tiết nhất để một học sinh lớp 6 cũng có thể hiểu được. Như vậy, có nghĩa này bạn cần sử dụng những từ ngữ đơn giản và xúc tích nhất để não bộ có thể tiếp nhận.
Bước này sẽ giúp bạn chia chủ đề mình đang tìm hiểu thành những phần cơ bản nhất cùng những ghi chú ngắn gọn và tập trung vào trọng tâm.
Quá trình này có thể được tiến hành theo nhiều cách khác nhau, đó có thể là bạn tự giải thích cho chính mình hoặc mang những kiến thức bạn tìm hiểu được đi dạy cho người khác. Điều này cũng giúp bạn ghi nhớ một cách tốt hơn.
Tại bước ba, bạn cần xem lại các lời giải thích xem có đúng với những kiến thức mà bạn đang tìm hiểu không. Bạn có thể kiểm tra chéo bằng cách so những thông tin bạn viết ra với những kiến thức mà bạn đọc được từ các nguồn uy tín.
Trong trường hợp bạn thấy một số kiến thức “khó nhớ” hãy bị “bỏ quên” hãy tiếp tục thực hành bằng cách đọc lại kiến thức gốc và viết lại theo trí nhớ của mình.
Bước thứ ba sẽ là cơ sở để bạn tối ưu và tinh gọn các kiến thức, khái niệm bạn cần nhớ. Dưới đây là 3 cách giúp bạn tối ưu các thông tin:
Đơn giản hoá các thông tin cần ghi nhớ là một trong những bước quan trọng của kỹ thuật Feynman. Bởi vậy, hãy chắc rằng bạn sẽ không bỏ qua nó.
Hãy liên tục lặp lại các bước ở trên cho đến khi bạn cảm thấy đã thật sự hiểu hết về chủ đề mà mình muốn học.
Trong bài viết trên, ICANTECH đã cùng bạn tìm hiểu về kỹ thuật Feynman cũng như 5 bước áp dụng phương pháp ghi nhớ Feynman hiệu quả. Hi vọng bạn sẽ ứng dụng được các bước trên để tối ưu cho công việc và học tập.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây tại ICANTECH nhé
Nguồn ảnh: ICANTECH.