icantech
Phương pháp ghi nhớ
1679
11/12/2023

Kỹ thuật Leitner - Phương pháp ghi nhớ giúp bạn học tập hiệu quả mà ai cũng cần biết

Leitner System là một trong những phương pháp được nhiều người sử dụng để rèn luyện khả năng ghi nhớ. Phương pháp này hoạt động bằng cách buộc người dùng xem đi xem xem lại tài liệu để giúp não bộ ghi nhớ lâu và hiệu quả hơn. Vậy Leitner gì? Cách thức hoạt động của phương pháp này như thế nào? Hãy cùng ICANTECH tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Phương pháp ghi nhớ Leitner là gì?

Phương pháp Leitner được phát minh vào năm 1970 bởi Sebastian Leitner, một nhà báo người Đức. Đây là một trong những công cụ học tập phổ biến nhất được học sinh và giáo viên sử dụng.

Kỹ thuật này hoạt động dựa trên việc xem đi xem lại tài liệu để nâng cao khả năng ghi nhớ của bộ não bằng cách sử dụng các thẻ flashcard để giúp việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn. Người dùng được khuyến khích sắp xếp việc học theo từng khoảng thời gian nhất định thay vì nhồi nhét học tất cả mọi thứ trong một lần.

2. Ưu điểm của kỹ thuật Leitner

Phương pháp ghi nhớ Leitner có một số ưu điểm sau:

  • Tạo thói quen ghi nhớ chủ động: Việc xem đi xem lại các thông tin trong thời gian dài giúp người đọc hình thành thói quen ghi nhớ chủ động.
  • Cải thiện quá trình ghi nhớ: Việc lặp lại hành động đọc trong một khoảng thời gian nhất định dễ dàng hơn nhiều so với việc nhồi nhét toàn bộ thông tin trong một lần.

3. Cách thức hoạt động của phương pháp Leitner

Phương pháp Leitner System giúp người dùng tiết kiệm thời gian ghi nhớ các kiến thức bằng cách “lặp đi lặp lại ngắt quãng” một loại thông tin hay dữ liệu nào đó. Tức là thay vì bắt bộ não phải hoạt động, tiếp nhận cùng một lúc thì phương pháp này sẽ sử dụng các thẻ flashcard để ghi nhớ sau đó phân chia thời gian phù hợp để xem lại.

Đối với khối lượng thông tin lớn hoặc những tài liệu nghiên cứu sâu, người dùng không thể ghi nhớ toàn bộ dữ liệu mà bắt buộc phải chia nhỏ thành nhiều cụm thông tin lớn sau đó phân tách thành các cụm thông tin nhỏ để quá trình ghi nhớ dễ dàng hơn. Vậy, cách học tập theo phương pháp Leitner System như thế nào?

  • Bước 1: Đầu tiên bạn tạo các thẻ flashcard. Mỗi thẻ flashcard sẽ bao gồm thông tin và các câu hỏi liên quan tới thông tin đó.
  • Bước 2: Chuẩn bị 3 - 5 hộp flashcard tương ứng với thời gian học tập của bạn. Ví dụ: Hộp 1 sẽ được xem hàng ngày, hộp 2 sẽ được xem xét vào Thứ Ba và Thứ Năm. Hộp 3 sẽ được xem xét vào thứ Bảy.
  • Bước 3: Sắp xếp thời gian và lịch biểu của bạn một cách hợp lý. Hãy chắc chắn rằng bạn có thời gian học tập theo lịch và khi thực hiện, bạn sẽ thực hiện nó nghiêm túc và có tổ chức.
  • Bước 4: Sau khi cho một số flashcard vào ô 1, hãy cố gắng nhớ lại các khái niệm được đề cập trong các flashcard đó. Nếu bạn đã nhớ bạn có thể chuyển thẻ đó vào hộp 2 để bạn có thể xem lại vào những ngày khác.
  • Bước 5: Sau đó, vào những ngày khác, hãy xem lại và nhớ lại các khái niệm được đề cập trong thẻ nhớ ở hộp 2. Nếu bạn làm thành công, hãy chuyển những thẻ đó sang hộp 3.
  • Bước 6: Nếu bạn không nhớ được các thông tin được đề cập trong các thẻ ghi chú ở hộp 2, thì bạn sẽ phải chuyển những thẻ đó về hộp 1. Liên tục như vậy cho đến khi bạn đã nhớ và vượt qua hộp 5. 

Ví dụ về hộp thời gian trong kỹ thuật Leitner:

  • Hộp 1: Biểu thị thời gian hàng ngày
  • Hộp 2: Biểu thị tần suất xem 2 ngày 1 lần.
  • Hộp 3: Biểu thị tần suất xem 4 ngày 1 lần.
  • Hộp 4:  Biểu thị tần suất xem 7 ngày 1 lần.
  • Hộp 5:  Biểu thị tần suất xem 14 ngày 1 lần.

4. Lời Kết

Hệ thống Leitner là phương pháp học tập dựa trên nguyên tắc lặp lại ngắt quãng, giúp chúng ta ghi nhớ tài liệu tốt hơn thông qua việc lặp đi lặp lại hành động xem lại trong một khoảng thời gian dài. Trong bài viết này, ICANTECH đã giới thiệu với bạn về kỹ thuật Leitner cũng như các cách rèn luyện kỹ thuật Leitner một cách hiệu quả. Hy vọng bạn có thể áp dụng Leitner để cải thiện khả năng ghi nhớ trong học tập và trong công việc.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, nếu bạn đang quan tâm đến học lập trình thì hãy tham khảo ngay các khóa học lập trình dưới đây tại ICANTECH nhé

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Phương pháp ghi nhớ

Bài tương tự