icantech
Phương pháp tư duy
5049
14/12/2023

Scamper là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về phương pháp Scamper

Hầu hết mọi người đang tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo có thể giúp họ thúc đẩy kinh doanh tuy nhiên việc này thường khá khó khăn. Tuy vậy, phương pháp Scamper là “giải pháp” giúp bạn có thêm những ý tưởng mới đồng thời cải thiện sản phẩm của mình trên thị trường. Vậy phương pháp Scamper là gì? Cùng ICANTECH tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Scamper là gì?

Phương pháp Scamper là phương pháp tư duy sáng tạo cho phép tiếp cận những ý tưởng, sáng kiến mới từ các quan điểm khác nhau. Từ đó, khuyến khích mọi người suy nghĩ khác biệt, đưa ra các ý tưởng và tìm ra những quan điểm mới về các vấn đề hoặc cơ hội. 

Scamper là viết tắt của 7 từ S (Substitute), C (Combine), A (Adapt), M (Modify), P (Put to other uses), E (Eliminate), R (Rearrange).

Phương pháp Scamper dựa trên niềm tin rằng mọi thứ mà chúng ta tạo ra, theo một cách nào đó, là sự xen kẽ của thứ đã tồn tại. Thông qua 7 bước này, chúng ta có thể nâng cấp và cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại. 

phuong-phap-scamper

2. Mô hình Scamper áp dụng như thế nào?

Mỗi chữ cái trong phương pháp tư duy Scamper đại diện cho một thuật ngữ đề cập đến một hoặc nhiều bước mà bạn cần làm theo để đưa ra các ý tưởng khác nhau. Từ đó, đưa ra các giải pháp phù hợp để thúc đẩy tầm nhìn phát triển theo nhiều hướng khác nhau.

Như đã nói ở trên, phương pháp Scamper có bảy bước khác nhau và mỗi bước sẽ gợi lên những câu hỏi giúp bạn đưa ra những ý tưởng mới và sáng tạo để cải thiện các sản phẩm hiện tại cũng như phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải thực hiện đủ 7 bước trong mô hình Scamper mà có thể linh hoạt áp dụng các bước:

2.1. Thay thế (Substitute)

Giai đoạn thay thế của phương pháp Scamper tập trung vào việc tìm hiểu xem một phần của quy trình, sản phẩm, dịch vụ hoặc giải pháp có thể được thay thế bằng những phương pháp mới đột phá, tối ưu hơn hay không?

phuong-phap-scamper

Hầu như mọi quy trình hoặc sản phẩm đều có một số thành phần không cần thiết hoặc có thể được tối ưu hiệu quả hơn. Để làm như vậy, bạn cần chia nhỏ các phần thành các mục nhỏ hơn, chẳng hạn như các bước trong quy trình hoặc các tính năng của sản phẩm. Sau đó, mỗi phần này nên trải qua quá trình thử nghiệm cho đến khi tìm được phương pháp tối ưu nhất.

2.2. Kết hợp (Combine)

Mục tiêu của việc sử dụng kỹ thuật kết hợp (Combine) là phân tích, kết hợp những lợi ích tiềm năng của việc hợp nhất tính năng sản phẩm hay các giai đoạn trong một quy trình làm một. 

Một số ý tưởng có thể khá sáng tạo tuy nhiên không tận dụng được hết tiềm năng của sản phẩm hay dịch vụ. Việc kết hợp lại với nhau sẽ giúp sản phẩm đột phá hoặc cải tiến về mặt công nghệ đáng kể.

phuong-phap-scamper

Ví dụ: Việc kết hợp điện thoại di động với máy ảnh, so với những mẫu điện thoại đầu tiên chỉ có chức năng cơ bản là nghe gọi, tích hợp máy ảnh vào điện thoại giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn đáng kể.

2.3. Thích nghi (Adapt)

Trọng tâm của phần thích nghi của phương pháp Scamper là đạt được kết quả tốt hơn bằng cách điều chỉnh một sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có. Thông thường, giải pháp tuyệt vời nhất có thể đến từ việc điều chỉnh, thích nghi để tạo ra một phương pháp tối ưu hơn. Thực tế đã chứng minh rằng, rất nhiều ý tưởng thành công và sáng tạo đều đến từ việc điều chỉnh những ý tưởng đã có sẵn.

Tuỳ thuộc vào sản phẩm, dịch vụ mà những điều chỉnh này có thể bao gồm từ thay đổi triệt để đến toàn bộ dự án. 

Ví dụ: Netflix từ kinh doanh cho thuê DVD đã chuyển đổi mô hình sang dịch vụ phát trực tuyến và phát triển nó thành một trong những mô hình thành công nhất trong ngành giải trí.

2.4. Sửa đổi (Modify)

Khác với kỹ thuật thích ứng, chủ yếu tập trung vào việc sử dụng một sản phẩm hoặc tính năng nhất định. Kỹ thuật sửa đổi trong phương pháp Scamper đề cập đến việc thay đổi so với quy trình tổng thể. 

Sự thay đổi này giúp bạn tìm ra những ý tưởng, các giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết các vấn đề mà trước đây chưa được giải quyết một cách triệt để.

Ví dụ: Thay vì tập trung bán nhiều sản phẩm khác nhau, công ty nên chỉ tập trung vào một sản phẩm duy nhất để tối ưu lợi nhuận.

2.5. Đưa vào mục đích sử dụng khá (Put to other uses)

Một số vấn đề có thể được giải quyết bằng cách sử dụng sản phẩm hoặc quy trình hiện có nhưng nên tìm cho chúng một mục đích khác.

Trong nhiều trường hợp, một sản phẩm tưởng như hoàn hảo lại không có công dụng hoặc không thể ứng dụng trong thực tế. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên hoàn toàn “loại bỏ” sản phẩm này bởi khi một sản phẩm đặt ở một khía cạnh khác lại mang đến những kết quả tích cực hơn.

Như vậy, việc thay đổi mục đích ban đầu của sản phẩm để phù hợp với thị trường sẽ mở ra những cơ hội mới cho sản phẩm.

2.6. Loại bỏ (Eliminate)

Trong một số giai đoạn, quy trình một sản phẩm có thể không có tác dụng. Lúc này, việc “loại bỏ” một mắt xích trong một quy trình là điều bắt buộc để tối ưu hoá quy trình hiệu quả hơn.

Loại bỏ các giai đoạn không cần thiết trong một quy trình giúp phân bổ nguồn lực tốt hơn đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo hiệu quả.

phuong-phap-scamper

Tuy nhiên, việc loại bỏ cần được xem xét một cách cẩn thận và đưa ra các quy trình, ý tưởng phù hợp hơn.

2.7. Đảo ngược (Rearrange)

Việc thay đổi các bước thứ tự trong phương pháp tư duy Scamper có thể dẫn đến việc khám phá tiềm năng sáng tạo chưa từng có trước đây. Thông qua việc đảo ngược quy trình, bạn có thể đặt mình ở từng vị trí khác nhau để đưa ra những giải pháp tốt hơn.

Điều này rất hữu ích vì giải pháp cho các vấn đề thường nằm ở nguồn lực cũng như giải pháp đã tồn tại để diễn đạt quá trình suy nghĩ và sắp xếp lại các mô-đun của một dây chuyền sản xuất.

Ví dụ: Một trong những công ty áp dụng thành công phương pháp này là McDonald’s. Thay vì để khách hàng kết thúc bữa ăn và chờ thanh toán thì họ đã tiến hành cải tiến các bước phục vụ nhanh chóng hơn bằng cách yêu cầu thanh toán trước và đợi đồ ăn tại bàn.

3. Ứng dụng phương pháp Scamper để triển khai sản phẩm

Để tìm ra một ý tưởng đột phá cho sản phẩm trên thị trường thường rất khó khăn. Tuy nhiên, bạn có thể ứng dụng phương pháp Scamper cho sản phẩm, dịch vụ của mình theo gợi ý dưới đây:

  • Bước đầu tiên là chọn một hoặc nhiều mà bạn muốn đổi mới và suy nghĩ về những cách mà bạn muốn cải tiến
  • Sau khi suy nghĩ về sản phẩm, bạn cần áp dụng phương pháp Scamper theo 7 nhóm của kỹ thuật tư duy sáng tạo
  • Mỗi kỹ thuật Scamper sẽ cho bạn những câu trả lời khác nhau. Từ câu trả lời này, bạn cần đưa ra giải pháp thích hợp để triển khai cho sản phẩm dịch vụ của mình
  • Khi hoàn tất một tính năng, bạn có thể lặp lại toàn bộ quy trình trên một sản phẩm để đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn

4. Lời Kết

Như vậy, ICANTECH đã cùng bạn tìm hiểu về phương pháp Scamper thông qua khái niệm cũng như 7 bước trong mô hình Scamper. Hi vọng bạn sẽ áp dụng thành công phương pháp trên để sáng tạo và tối ưu cho công việc của mình. 

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Phương pháp tư duy

Bài tương tự