Chủ đề chính của bài viết này là Postman. Nhưng ở đây không phải là nói về người đưa thư làm việc cho bưu điện (hay còn gọi là bưu tá), mà ICANTECH muốn giúp các bạn hiểu phần nào về nền tảng Postman, ứng dụng trong giao tiếp, thao tác và kiểm tra API. Bên cạnh việc làm rõ Postman là gì? Tại sao phải dùng nó? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cả cách test API bằng Postman.
Chỉ cần lên Google tìm kiếm từ khóa Postman là gì (what is Postman?) các bạn sẽ thấy có rất nhiều định nghĩa khác nhau như: công cụ, giải pháp, app mở rộng, nền tảng, ứng dụng,...ICANTECH xin chia sẻ với bạn khái niệm do chính trang Postman.com đưa ra, đó là: Postman là một nền tảng API (API platform) để xây dựng và sử dụng APIs. Postman giúp đơn giản hóa vòng đời API (API lifecycle) và sắp xếp hợp lý các hoạt động hợp tác nhóm từ đó giúp lập trình viên tạo ra APIs tốt hơn và nhanh hơn.
Bên cạnh việc định nghĩa Postman là gì? Trang web Postman.com cũng định nghĩa API là một tập hợp các giao thức cho phép các phần mềm khác nhau (và các phần khác nhau của một phần mềm) giao tiếp và truyền dữ liệu.
Postman có rất nhiều ưu điểm và mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, như:
Để cài đặt Postman, đầu tiên bạn cần vào trang chủ Postman.com và tìm đến mục download hoặc click trực tiếp vào đường dẫn sau: Download Postman (Free) để tải bộ cài đặt miễn phí về máy của mình. Chú ý chọn bộ cài phù hợp với phiên bản hệ điều hành mà bạn đang dùng.
Sau khi tải bộ cài đặt Postman về máy xong, bạn click đúp chuột trái vào biểu tượng phần mềm và tiến hành các bước cài đặt đơn giản theo hướng dẫn giống như các phần mềm khác. Ứng dụng Postman sẽ tự động chuyển đến cửa sổ đăng nhập sau khi bạn đã cài đặt thành công. Bạn cần lựa chọn đăng nhập bằng tài khoản Google (hoặc các hình thức đăng nhập khác) để sử dụng toàn bộ các tính năng của phần mềm thay vì sử dụng tính năng hạn chế nếu không đăng nhập.
Người dùng cần tạo dự án mới hoặc gọi các dự án đang thực hiện để bắt đầu công việc với Postman bằng cách click vào Workspace/Save My Preference. Giao diện Postman được mô tả trong hình bên dưới (Nguồn Postman Blog). Các thanh công cụ được bố trí ở phía trên và góc dưới giao diện phần mềm. Trong khi phần cửa sổ chính để lập trình được bố trí ở giữa; các tiện ích khác hay đường dẫn dữ liệu được đặt bên trái giao diện phần mềm.
Để sử dụng thành thạo Postman người dùng không chỉ cần dành thời gian đọc tài liệu hướng dẫn mà còn cần phải thực hành nhiều lần. Trong phần này, chúng tôi chỉ tóm lược các tính năng chính của Postman:
Test API bằng Postman: Đầu tiên phải hiểu test (kiểm tra) cái gì? Cái mà bạn kiểm tra sẽ là logic business trên web server. Để hiểu rõ hơn, chúng ta xem một ví dụ sau: Tôi muốn kiểm tra API update_profile gồm 2 trường là Tên và Tuổi. Trong đó trường Tên là bắt buộc và phải lớn hơn 4 ký tự. Trường Tuổi thì không bắt buộc nhập. Cách xử lý của Server và Client có thể minh họa theo 7 bước:
Ở đây, test API chính là việc chúng ta kiểm tra các bước 4, 5 và 6. Trong đó bước 4 được gọi là Syntax Testing, còn bước 5 và 6 được gọi là Functional Testing. Postman cung cấp công cụ test là các mã Javascript, chúng được thêm vào Request giúp lập trình viên biết được thao tác mình thực hiện đã đúng với mong đợi chưa. Các mã này thường bắt đầu bằng pm.test.
Phần này, ICANTECH giới thiệu đến bạn 18 chức năng chính trong Postman:
Thông qua bài viết trên, ICANTECH hy vọng đã cũng cấp thêm nhiều kiến thức hơn về lập trình cho bạn đọc. Nếu bạn đang quan tâm đến lập trình thì hãy tham khảo ngay khóa học lập trình web tại ICANTECH nhé
Nguồn ảnh: ICANTECH và Postman.com.