icantech
Phương pháp tư duy
1088
14/11/2023

Tư duy phản biện là gì? 8 cách rèn luyện tư duy phản biện bạn nhất định không được bỏ qua

Tư duy phản biện là một trong những kĩ năng quan trọng áp dụng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Bất kể bạn đang học gì, làm công việc liên quan đến lĩnh vực nào thì đều cần sử dụng đến tư duy phản biện để diễn giải và phân tích thông tin. Vậy tư duy phản biện là gì? Làm sao để rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả? Cùng ICANTECH tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm về tư duy phản biện

Tư duy phản biện (Critical Thinking) là một loại tư duy mà ở đó bạn đặt câu hỏi, phân tích, diễn giải, đánh giá về những gì bạn đọc, nghe, nói hoặc viết. Tư duy phản biện tốt là việc đưa ra những đánh giá tích cực dựa trên những thông tin đã được nghiệm chứng.

tu-duy-phan-bien

Hay nói cách khác, tư duy phản biện là tư duy là ở đó chúng ta luôn đặt câu hỏi ở bất kì tình huống nào. Việc đặt câu hỏi là cách để bản thân chúng ta tư duy, đánh giá và phân tích tình huống.

Thông thường, tư duy phản biện thường tập trung vào 6 bước quan trọng sau:

  • Làm rõ mục đích và bối cảnh suy nghĩ của bạn
  • Đặt câu hỏi về thông tin của bạn
  • Xác định các lập luận
  • Phân tích các lập luận
  • Đánh giá các lập luận của người khác 
  • Tạo ra hoặc tổng hợp các lập luận của bạn

2. Tầm quan trọng của tư duy phản biện?

Tư duy phản biện rất hữu ích trong cuộc sống, việc trang bị cho mình kĩ năng phản biện giúp bạn đánh giá, đưa ra giải pháp để bạn có thể lựa chọn và đưa ra quyết định cho chính mình.

Bên cạnh đó, tư duy phản biện không chỉ là kĩ năng giúp cải thiện công việc và cuộc sống cá nhân mà còn giúp phát triển cộng đồng và xã hội. Kĩ năng tư duy phản biện được áp dụng hàng ngày và được áp dụng với rất nhiều tình huống trong thực tế. 

Cụ thể, việc rèn luyện tư duy phản biện trong công việc giúp bạn:

  • Đánh giá tính hợp lệ của lập luận và những tác động của nó. Từ đó đưa ra quyết định chính xác hơn
  • Đưa ra quan điểm cá nhân của bạn về một vấn đề
  • Đánh giá công việc để từ đó xác định cách cải thiện cũng như đánh giá hiệu quả công việc

3. 8 cách rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả

Cũng giống như các kĩ năng khác, kĩ năng tư duy phản biện cũng cần trải qua thời gian luyện tập tư duy phản biện. Dưới đây ICANTECH sẽ chia sẻ với bạn 8 cách rèn luyện tư duy phản biện cực hiệu quả:

3.1. Không ngừng đặt câu hỏi

Một trong những cách giúp bạn tăng khả năng phản biện đó là không ngừng đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi là một cách giúp bạn tìm hiểu về các chủ đề mà bạn còn chưa chắc chắc cũng như cách suy nghĩ về mọi thứ xung quanh mình. 

Đặt câu hỏi là một hình thức tương tác giữa giáo viên và học sinh, giúp bạn dễ dàng dàng thảo luận, trao đổi ý tưởng cũng rèn luyện tư duy phản biện.

tu-duy-phan-bien

3.2. Liên tục đào sâu nghiên cứu

Bạn càng có nhiều thông tin thì càng dễ tổng hợp và phân tích vấn đề, từ đó đưa ra những lập luận sắc bén. Bởi vậy, liên tục nghiên cứu các vấn đề giúp bạn tìm hiểu nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề. Đây cũng là cách giúp bạn học tư duy phản biện để đưa ra những lập luận xác thực hơn.

3.3. Xem xét nhiều hơn một quan điểm

Mỗi người đều sẽ có một quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề của riêng mình. Bởi vậy, khi lắng nghe thay vì tập trung vào quan điểm của một số người bạn nên lắng nghe quan điểm của từng người và tổng hợp các dữ liệu thành các thông tin có ích cho bạn.

tu-duy-phan-bien

3.4. Đưa ra quan điểm cá nhân

Tư duy phản biện là sự suy nghĩ độc lập. Bởi vậy, khi đã đánh giá những thông tin mà bạn tổng hợp được, hãy đưa ra kết luận của riêng mình về những thông tin đó.

tu-duy-phan-bien

3.5. Luôn kiểm tra lại tính xác thực của thông tin

Hãy luôn kiểm tra tính xác thực thông tin mà bạn nhận được dù đó là một bài báo hay dữ liệu liên quan đến công việc. Luôn tự đặt cho mình những câu hỏi như “Thông tin này có đầy đủ và cập nhật không?”, “Thông tin này có hỗ trợ cho lập luận không?”

3.6. Tìm kiếm các nguồn thông tin uy tín

Thay vì tổng hợp, tìm kiếm những thông tin trên mạng, bạn có thể tự tìm kiếm cho mình các nguồn thông tin uy tín từ các tổ chức phi lợi nhuận, các viện giáo dục… Trong quá trình tìm kiếm, hãy đảm bảo rằng nguồn thông tin bạn thu thập được đã được xác thực.

tu-duy-phan-bien

3.7. Tích cực lắng nghe

Liên tục lắng nghe cẩn thận những thông tin mà người khác chia sẻ với bạn và cố gắng xây dựng bức tranh rõ ràng về quan điểm của từng người. Khi lắng nghe và đồng cảm với người khác, bạn sẽ hiểu được suy nghĩ cũng như biết họ đến từ đâu và họ mong muốn điều gì. Hãy cố gắng lắng nghe một cách cởi mở và hạn chế phán xét những quan điểm trái chiều.

tu-duy-phan-bien

3.8. Thu thập thông tin bổ sung khi cần thiết

Khi thấy những luận điểm của mình có vấn đề hay bạn cảm thấy mình thiếu dữ liệu để đưa ra kết luận, hãy tiếp tục nghiên cứu và bổ sung thêm những thông tin cần thiết để hỗ trợ việc ra quyết định của bạn.

4. Lời Kết

Tư duy phản biện là một kĩ năng quan trọng mà dù bạn có làm trong bất cứ lĩnh vực nào cũng cần liên tục trau dồi. Bằng cách rèn luyện tư duy phản biện, chúng ta sẽ trở nên tự tin hơn, đưa ra những quan điểm tích cực dựa trên những thông tin đã được nghiệm chứng. 

Mong rằng bài viết này của ICANTECH sẽ giúp bạn hiểu hơn về khả năng tuy duy phản biện đồng thời vận dụng những cách rèn luyện tư duy phản biện để tự hoàn thiện bản thân. 

Học lập trình cũng là một cách giúp bạn phát triển kỹ năng cũng như tư duy rất tốt. Hãy tham khảo ngay các lộ trình tại ICANTECH dưới đây nhé.

Nguồn ảnh: ICANTECH.

Share
Tags
Phương pháp tư duy

Bài tương tự